Hiện nay trong bối cảnh nền Y học ngày càng phát triển, ngành nghề Dược sĩ Y học là sự giao thoa giữa Y học hiện đại và phương pháp truyền thống mang đến rất nhiều tiềm năng phát triển, cơ hội nghề nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết hơn về Dược sĩ Y học cổ truyền, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Dược sĩ Y học cổ truyền là gì?
Dược sĩ Y học cổ truyền là một ngành học chuyên nghiên cứu về dược liệu, các loại thảo dược. Phần lớn Dược sĩ Y học cổ truyền sẽ tham gia vào các hoạt động như trồng cây thuốc, chế biến, bảo quản thuốc, đồng thời thực hiện bốc thuốc theo đúng cân đo, liều lượng.
Trong quá trình làm việc các Dược sĩ Y học cổ truyền sẽ tập trung vào nghiên cứu, nắm rõ các đặc tính, công dụng của Dược liệu, bên cạnh đó đảm nhiệm công việc hỗ trợ cho Bác sĩ chuyên khoa trong lĩnh vực Y học cổ truyền.
Xem thêm:
Nhiệm vụ và vai trò của Dược sĩ Y học cổ truyền
Dược sĩ Y học cổ truyền đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, vai trò khác nhau, trong đó bao gồm:
Bào chế thuốc Đông y
- Thực hiện bào chế các loại thuốc từ thảo dược, động vật, khoáng vật hoặc các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên theo nhiều phương thức truyền thống như nấu cao, viên thuốc, bột thuốc, sắc thuốc;
- Tham gia vào nghiên cứu, đồng thời phát triển các dạng bào chế mới từ các phương thuốc cổ truyền nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, điều trị của người bệnh trong xã hội hiện đại.
Tư vấn và kê đơn thuốc
- Tư vấn cho người bệnh về cách sử dụng thuốc an toàn, đúng với liều lượng, thể trạng sức khỏe của họ;
- Hỗ trợ, phối hợp cùng các Bác sĩ Đông Y để xây dựng liệu trình điều trị phù hợp và có kết từ thuốc và các liệu pháp Y học cổ truyền như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.
Nghiên cứu, phát triển và bảo tồn bài thuốc cổ truyền
- Các Dược sĩ Y học cổ truyền sẽ thực hiện nghiên cứu, phát triển các bài thuốc cổ truyền, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong sử dụng điều trị;
- Tham gia vào công tác bảo tồn, truyền bá các kiến thức về Y học cổ truyền nhằm phát triển nền Y học này trong xã hội hiện đại.
Đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Đông Y
- Đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc Đông Y, do vậy Dược sĩ Y học cổ truyền cần phải nắm vững các quy định về liều lượng, tương tác thuốc xảy ra với cơ thể;
- Tư vấn cho người bệnh nắm rõ về các tác dụng phụ có thể xảy ra hoặc những vấn đề liên quan đến vấn đề sử dụng thảo dược trong quá trình điều trị.
Hướng dẫn người bệnh sử dụng dược liệu đúng cách
- Hướng dẫn người bệnh về cách thức sử dụng dược liệu đảm bảo an toàn và hiệu quả, đặc biệt cách sử dụng, bảo quản hoặc chế biến các bài thuốc tại nhà.
Cơ hội nghề nghiệp ngành Dược sĩ Y học cổ truyền
Dược sĩ Y học cổ truyền có đa dạng cơ hội làm việc với nhiều vị trí, môi trường làm việc khác nhau như:
- Làm việc tại các bệnh viện, phòng khám Đông Y với vai trò là Dược sĩ Y học cổ truyền, tại đây họ thực hiện phối hợp với Bác sĩ Đông Y trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, đem lại hiệu quả cao trong điều trị;
- Tại các cửa hàng Dược phẩm hoặc bán thuốc Đông Y thực hiện tư vấn, hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc, đúng liều lượng, an toàn trong điều trị, chăm sóc sức khỏe;
- Đảm nhiệm vai trò nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học với lĩnh vực liên quan đến Dược sĩ Y học cổ truyền;
- Có kỹ năng, chuyên môn vững vàng, điều kiện kinh tế có thể tự mở phòng khám hoặc cơ sở sản xuất thuốc Đông Y để điều trị cho người bệnh, đáp ứng nhu cầu điều trị của xã hội.
Có nên chọn ngành Dược sĩ Y học cổ truyền hay không?
Việc quyết định lựa chọn nên hay không nên học bất cứ ngành nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, với ngành Dược sĩ Y học cổ truyền cũng vậy. Để đưa ra quyết định có nên học Dược sĩ Y học cổ truyền hay không thí sinh nên cần xem xét một số yếu tố trước khi đưa ra quyết định, cụ thể như:
- Xác định đam mê và niềm yêu nghề: Khi có đam mê với dược liệu, thảo dược, thích tìm hiểu các loại nguyên liệu có trong tự nhiên để làm thuốc hỗ trợ sức khỏe nên lựa chọn học ngành Dược sĩ Y học cổ truyền;
- Có đức tính kiên nhẫn: Do đặc thù công việc nên trong quá trình làm việc yêu cầu Dược sĩ Y học cổ truyền cần có tính kiên nhẫn, kiên trì trong việc nghiên cứu, chế biến thuốc và thực hiện các phương pháp Y học cổ truyền;
- Triển vọng nghề nghiệp: Thí sinh nên tìm hiểu về triển vọng nghề nghiệp của lĩnh vực Y học cổ truyền tại địa phương, trên quốc tế. Xem xét kỹ về nhu cầu thị trường, cơ hội nghề nghiệp, tiềm năng phát triển trong tương lai;
- Học vấn và kỹ năng: Cần đảm bảo rằng bản thân sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng để theo học về lĩnh vực thảo dược, đảm bảo tính chính xác với các loại thuốc;
- Chuẩn bị nghề nghiệp: Kiểm tra xem liệu bản thân có thể tham gia vào các chương trình học tập, tự học hỏi để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tế;
- Xác định tính cạnh tranh của ngành nghề để từ đó có đủ năng lực đối mặt với những khó khăn, thử thách hay không.
Lưu ý rằng quyết định lựa chọn theo học ngành nghề sẽ là quá trình cá nhân nên cần thực sự hiểu rằng bản thân đặt ra mục tiêu như thế nào trong sự nghiệp. Bên cạnh đó nên tham khảo ý kiến của những người đi trước, thầy cô hướng dẫn nghề nghiệp và cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Với những thông tin chia sẻ ở trên hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về Dược sĩ Y học cổ truyền là gì? Công việc như thế nào? Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi các bài viết khác của cdyteninhbinh.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.