Theo Bộ Thông tin và truyền thông, cuối năm 2017 xảy ra hàng loạt các vụ bạo lực, là hồi chuông đáng báo động cho thực trạng văn hóa học đường Việt Nam hiện nay.
Tình trạng này cũng đang xảy ra tại một số nước trên thế giới. Ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, một giáo viên ép trẻ ăn mù tạt và uống thuốc ngủ lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người phẫn nộ, đặc biệt là phụ huynh.
Bạo lực học đường gây ra vết thương tinh thần khó thấy được
Trước tình hình đó, trường đã tổ chức cuộc gặp mặt giữa các bên và đưa ra lời xin lỗi. Hôm 7/11/2017, trên bục sân khấu, một cô trông trẻ đã khóc và quỳ mong sự lượng thứ từ phía phụ huynh.
Tuy nhiên, thay vì tha thứ, nhóm phụ huynh xúm lại và hành hung giáo viên. Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn ép cô ăn mù tạt.
Trước đó, hồi tháng 4 cùng năm, một bà mẹ đến trường dằn mặt giáo viên trong tâm trạng tức giận, sau khi nghe con kể chuyện bị cô đánh trên lớp.
Phụ nữ này yêu cầu kiểm tra camera giám sát, phát hiện 2 nữ giáo viên mầm non đá và ném con mình một cách thô bạo. Ngay lập tức, phụ huynh lao vào, túm tóc, kéo lê và đá liên tiếp vào mặt nữ giáo viên bạo hành con mình.
Nhập viện vì dám cho học sinh … điểm kém
Nhiều trường hợp, phụ huynh học sinh có những hành động thiếu kiểm soát chỉ vì một số mâu thuẫn nhỏ. Điển hình là vụ tấn công giáo viên xảy ra tại Trung Quốc và tháng 11 năm ngoái vì đã lỡ…cho học sinh điểm kém.
Tại Việt Nam, gần đây cũng xảy ra rất nhiều vụ phụ huynh hành hung giáo viên gây nhức nhối dư luận. Nhiều người cho rằng hành động của phụ huynh là côn đồ và đáng xấu hổ. Trong khi đó, một số khác khuyên các bậc phụ huynh nên bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân khiến con bị điểm kém thay vì trút giận vào giáo viên. “Các bậc phụ huynh không nên hành động khi nóng giận, thay vì đó hãy bình tĩnh giải quyết vấn đề” – N.T.Huyền sinh viên trường cao đẳng y dược bày tỏ ý kiến.
Vụ hành hung giáo viên tại Hải Phòng
Theo BBC, thái độ thù hận đối với giáo viên ngày càng tăng. Theo một báo cáo đầu năm 2014 cho thấy khoảng 1/2 giáo viên tại các trường tiểu học và mẫu giáo phải đối mặt những lời lăng mạ của phụ huynh. Một phần trong số đó bị tấn công.
Tháng 10/2017, tại Mỹ, Janice Watkins, giáo viên đến từ bang Pennsylvania, bị phụ huynh của một nữ sinh 10 tuổi dùng đá đập vỡ cửa kính ôtô. Sau đó, họ lôi giáo viên ra khỏi xe và đánh vào đầu cô.
Ngay sau vụ tấn công, Watkins được đưa đến bệnh viện với khuôn mặt tím bầm và Williams bị truy tố.
Ngày 6/1 vừa qua, phụ huynh Sabrina Angel đã tấn công giáo viên trong bãi đậu xe sau trường học. Trước khi đấm vào mặt giáo viên, người phụ nữ liên tục la hét và chửi bới: “Không ai được động vào con tôi, thế mà cô dám. Cô dám tát con tôi”.
Giáo dục đôi khi đánh đổi bằng mạng sống
Một buổi sáng đầu tháng 7/2014, nước Pháp rúng động với vụ sát hại Fabienne Terral Calmes, 34 tuổi, giáo viên của Trường Edouard Herriot. Cuộc tấn công diễn ra vào ngày cuối cùng trước kỳ nghỉ hè. Khi đó, cô Calmes đang dạy học trong lớp.
“Tôi không phải một tên cướp”, tiếng của một phụ huynh vang lên. Người này cầm con dao dài. Bà đâm Calmes một nhát chí tử khiến cô gục tại lớp và qua đời.
Tạp chí Le Point của Pháp đưa tin nghi phạm khai với cảnh sát đó là động thái trả thù bởi giáo viên đối xử không tốt với con gái bà.
Trong khi đó, tháng 10/2017, tại trường Tiểu học Emako (Kenya), bất đồng xảy ra giữa một nữ sinh lớp 7 và lớp 8, dẫn đến xô xát. Giờ ăn trưa, nữ sinh lớp 7 chạy về nhà mách bố. Người đàn ông này chạy đến trường và “dạy dỗ” nữ sinh còn lại.
Em bị đánh cũng về nhà kể chuyện với bố mình là Peter Abuya, bố của mình. Tức giận, Abuya đến trường tìm giáo viên để nói chuyện. Quá mất bình tĩnh, ông lao vào văn phòng hiệu trưởng và quát mắng.
Người đàn ông này yêu cầu trường giải trình việc một phụ huynh khác đến trường và đánh con gái ông. Abuya cáo buộc trường thiên vị.
Khi không nhận được câu trả lời thích đáng, người đàn ông này bắt đầu mất kiểm soát. Abuya dùng một cái ghế gỗ tấn công hiệu trưởng Henry Aseka và hiệu phó. Ông Aseka ngã xuống và qua đời.
Mời các bạn đón đọc những thông tin khác về đời đống, học đường, tuyển sinh tại đây