Trước những thông tin về việc có một số trường ĐH, CĐ hiện nay xét tuyển thí sinh bằng những tổ hợp môn thi “tréo ngheo” không liên quan gì đến ngành học khiến cho các bậc phụ huynh và các em thí sinh tỏ ra hoang mang không biết liệu đây là cơ hội hay là thách thức?
- Bỏ điểm sàn ĐH, CĐ là thể hiện trách nhiệm đối với sinh viên
- Vì sao hồ sơ đăng ký xét tuyển vào cao đẳng lại nhiều hơn đại học
- Cao đẳng xét nghiệm ngày càng được thí sinh lựa chọn nhiều
Theo như lãnh đạo một số Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, Trường ĐH Thủ Dầu Một thì việc áp dụng thêm những tổ hợp kiểu mới như này chính là cơ hội cho các thí sinh có thêm nhiều điều kiện để xét tuyển. Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết, ngoài việc tổ chức xét tuyển tổ hợp những môn thi truyển thống đối với hai ngành Kiến trúc và Thiết kế nội thất, thì năm nay nhà trường còn mở thêm 2 tổ hợp môn xét tuyển mới vào là Toán, Văn, Khoa học tự nhiên và Toán, Lý, Hóa với lí do là để thử nghiệm.
Theo lí giải của ông Anh thì, việc tổ chức xem tổ hợp xét tuyển như vậy là để tạo thêm điều kiện cho những em thí sinh tuy không thực sự có năng khiếu về vẽ nhưng lại có khả năng cảm nhận cái đẹp, có ý tưởng, tư duy sáng tạo tốt, thích ứng được với công nghệ vẫn có thể theo học các ngành thuộc khối kiến trúc quy hoạch. Và nếu thí sinh có khả năng tư duy sáng tạo, cộng với tư duy logic tốt thì chắc chắn vẫn có thể học được ngành học này. Tương tự thì ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế lại xét tuyển tổ hợp khối C.
Nhận định về vấn đề này, các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển sinh của trường cao đẳng y dược Sài Gòn cho rằng theo quy định của Bộ GD&ĐT thì việc mở rộng tổ hợp các môn xét tuyển là quyền của các trường nhằm tăng nguồn tuyển và tạo thêm nhiều cơ hội chọn ngành, chọn trường và cơ hội trúng tuyển cho thí sinh điều này là đáng ghi nhận. Nhưng, việc xác định tổ hợp xét tuyển tại một số trường hiện nay lại có phần lạm dụng và đi quá đà, không những không có lợi mà còn gây tổn hại rất lớn cho cả các em thí sinh lẫn nhà trường.
Nếu như tổ hợp xét tuyển quá chênh lệch với chương trình đào tạo, môn xét tuyển lại trái ngược hoàn toàn hoặc không có môn trọng tâm của chương trình đào tạo là điều đáng lo ở đây. Điều này sẽ khiến cho việc giảng dạy của các thầy cô giáo sẽ trở nên khó khăn hơn do người học vì không có những kiến thức cơ bản cần thiết nên rất khó trong việc tiếp nhận kiến thức chuyên ngành. Việc chọn tổ hợp không phù hợp với chương trình đào tạo sẽ khiến sinh viên khó theo được trong các năm học tiếp theo. Đó là một trong những nguyên nhân khiến lượng sinh viên bị đuổi học ngày càng nhiều do nợ môn, nợ tín chỉ, bỏ tiết… Bên cạnh đó thì uy tín cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường từ đó mà cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trước những thông tin này, Bộ GDĐT cho biết, trong năm 2018, các trường ĐH, CĐ được đảm bảo quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh nhưng phải có trách nhiệm và phải giải trình về việc các bài thi cũng như những môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển có gắn với yêu cầu thực tế của ngành đào tạo hay không và quy trình xác định tổ hợp tuyển sinh như thế nào.
Thông thường, từ trường đến nay, trong các mùa tuyển sinh, phải có ít nhất một hoặc hai môn thi trong tổ hợp được coi như là môn kiến thức nền tảng, môn tiên quyết để có thể vào học chương trình đào tạo của ngành của trường. Quy trình xác định tổ hợp các môn xét tuyển cho các ngành thường do hội đồng khoa học đào tạo hoặc hội đồng tuyển sinh tham mưu… Và nhà trường phải giải trình được tính liên quan, tính hợp lý, tính cần thiết của tổ hợp đó đối với ngành đào tạo.
Việc các trường tự mình quyết định lựa chọn tổ hợp các môn xét tuyển “khác thường” như hiện nay được đánh giá là “lợi bất cập hại”. Ngoài những điểm bất cập kể trên thì nếu nhìn sâu xa hơn thì e rằng 3-4 năm nữa, nguồn nhân lực của nước ta sẽ không có chất lượng tốt, hiệu quả công việc không cao, dẫn tới việc đào thải những nguồn nhân lực yếu kém, không có tay nghề… thất nghiệp từ đó mà cũng được đẩy lên cao.
Nguồn: Tổng Hợp.