Cà độc dược có 2n = 24 (tức là bộ nhiễm sắc thể) là một loại cây vừa quen vừa lạ ngay cái tên cũng đã cho chúng ta cảm giác không an toàn. Nhưng nó lại là một vị thuốc quý được dân gian lưu truyền và hiện nay cũng đã áp dụng vào bào chế một số loại dược phẩm chữa bệnh khác nhau.
Cà độc dược là gì?
Với những bạn đã từng học về nhiễm sắc thể trong môn Sinh học thì chắc sẽ biết đến cây thuốc này qua ví dụ về cây cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n=24. Cây cà độc dược còn có tên gọi khác là mạn đà la, thuộc họ cà Solanaceae, tên khoa học là Datura metel. Cây cao từ 1 – 2m, thuộc cây thảo. Phần gốc thì dạng thân gỗ. Cành và thân cây có màu tím hoặc xanh lục, có một lớp lông mịn phủ lên trên. Lá đơn, có hình trứng nhọn, mọc so le. Hai mặt lá đều phủ lông.
Cây cà độc dược là một loại thảo dược quý trong dân gian nhưng không dễ sử dụng
>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chữa bệnh viêm xoang bằng lá cà độc dược
Nước ta hiện có 3 loại cà độc dược: một loại có hoa trắng, thân và cành màu xanh; một loại có hoa đốm tím, thân xanh, cành xanh; một loại là lai giữa hai loại trên. Hoa cà độc dược mọc đơn từ các nách lá, có dạng hình phễu, dài từ 16 – 18 cm, cánh hoa màu trắng hoặc vàng.
Quả cà độc dược có hình cầu, đường kính khoảng 3 – 4 cm, bên ngoài có nhiều gai mềm. Quả lúc mới ra có màu xanh và khi chín chuyển sang màu nâu, nở ra thành 4 mảnh. Hạt cà độc dược có màu nâu vàng, nhăn nheo. Một quả cà thường chứa rất nhiều hạt.
Cây này có nguồn gốc từ Peru và Mexico. Tại Việt Nam, nó thường mọc hoang hoặc được trồng làm thuốc, làm cảnh (do có hoa đẹp) ở các tỉnh miền Tây và Nam Bộ. Lá và hoa sẽ được sử dụng làm thuốc. Lá sẽ hái loại lá bánh tẻ, lúc cây sắp ra hoa. Hoa thì thường nở vào mùa thu. Sau khi thu hái sẽ sấy hoặc phơi khô, nghiền thành bột hoặc để nguyên làm thuốc.
Tác dụng của cà độc dược
Theo Đông y, cà độc dược có vi cay, tính ôn, tuy có độc nhưng vẫn là một loại thảo dược tốt, dùng chủ yếu chữa ho, hen suyễn. Ngoài ra, nó còn được nghiên cứu áp dụng chữa các chứng say tàu xe, đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa và trị mụn nhọt. Trong cà độc dược có chứa các hoạt chất có thể ngăn chặn chức năng của hệ thống thần kinh liên quan đến: đổ mồ hôi, tiêu hóa, nước bọt, tiểu tiện. Khi sử dụng có thể tán thành bột để uống hoặc hòa với rượu. Tuy nhiên chỉ dùng một lượng rất nhỏ, khoảng 1 – 1,5 gram mỗi ngày. Nếu dùng quá liều sẽ gây tác dụng phụ, cơ thể bị nhiễm độc.
Cà độc dược vừa có độc lại vừa có tác dụng chữa bệnh
>>>>Xem thêm: Cà độc dược lùn và những loài cây nguy hiểm cùng họ
Khi dùng thuốc từ cà độc dược có thể gặp một số trường hợp ngộ độc như: khô miệng, sốt, nhịp tim nhanh, da khô đỏ, đổ mồ hôi,… Nặng thì dẫn đến ảo giác, co giật, rối loạn tâm thần và có thể hôn mê. Khi phát hiện bị ngộ độc, cần nhanh chóng giải độc bằng phương pháp sau: dùng nước chè đặc gây nôn để thải chất độc ra ngoài, sau đó đưa đến các cơ sở y tế gần nhất rửa dạ dày và tĩnh dưỡng sức khỏe. Tốt nhất là không nên tự ý sử dụng, tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra. Nên tuân theo liệu trình điều trị của các bác sĩ.
Cây cà độc dược được sử dụng trong thuốc mỡ bôi trơn bôi trên da do tình trạng bị đau khớp hoặc thấp khớp và đau dây thần kinh tọa. Cà độc dược cũng được sử dụng rộng rãi trong thạch cao để điều trị rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi được gọi là hyperkinesis, căn bệnh hay đổ mồ hôi quá nhiều và hen phế quản.
Về mặt lâm sàng thì cây cà độc dược được sử dụng trong các thuốc chống trĩ.
Với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bị chứng dị ứng, có tình trạng rối loạn cơ thể thì không nên dùng cà độc dược. Trường hợp phải sử dụng thì phải tuyệt đối theo sự khuyến cáo và chỉ thị của bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ về cây cà độc dược cũng như công dụng của nó. Hi vọng các bạn sẽ có thêm những vốn hiểu biết nhất định về loại cây này để tránh các sự nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra.