Thuốc Olesom S là thuốc gì? Tác dụng và liều lượng thuốc ra sao? Các bạn hãy tham khảo các thông tin cần biết về thuốc Olesom S trong bài viết dưới đây nhé.
1. Thuốc Olesom S có tác dụng gì?
Thuốc Olesom S là một loại thuốc dạng siro, có tác dụng đến đường hô hấp được sử dụng để điều trị các bệnh lý về co thắt phế quản như: ho có đờm liên quan đến co thắt phế quản như viêm phế quản, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khí thũng, nút nhầy và khó khạc đờm.
Thuốc Olesom S là một loại thuốc dạng siro
Ngoài ra, thuốc còn có một số tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn nhưng đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Tuy nhiên, bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
2. Cách sử dụng thuốc Olesom S
Cách dùng
Dùng thuốc sau bữa ăn. Vì thuốc dạng siro thường hấp thu rất nhanh trong máu. Do đó, uống thuốc trước bữa ăn dễ làm chán ăn, ăn mất ngon.
Không nên uống siro trước lúc đi ngủ, bởi lượng đường lưu lại trong miệng sẽ phá hủy men răng. Nếu uống thuốc vào buổi tối, hãy tráng miệng bằng nước lọc hoặc đánh răng ngay sau đó.
Sử dụng thuốc theo liều lượng quy định của bác sĩ. Không tự ý bỏ liều hoặc thêm liều khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn.
Liều dùng
– Người lớn: 5 – 20 ml/ lần, 3 – 4 lần/ ngày.
– Trẻ em:
- 2 – 6 tuổi: 2.5 – 5 ml/ lần, 3 – 4 lần/ ngày.
- 6 – 12 tuổi: 5 ml/ lần, 3 – 4 lần/ ngày.
Bạn cần đặc biệt lưu ý trước khi sử dụng thuốc ho Olesom cho bé, bạn nên uống thuốc Olesom S đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh số, bạn không nên sử dụng thuốc Olesom S nhiều hơn khuyến cáo hoặc sử dụng với liều lượng thấp hơn cũng không đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Nếu bạn thấy những triệu chứng đã giảm bớt hoặc chấm dứt, hãy tiếp tục sử dụng thuốc đủ thời gian quy định để phòng ngừa bệnh quay trở lại. Và trong trường hợp bạn đã sử dụng đủ liều lượng và thời gian khuyến cáo nhưng vẫn còn các triệu chứng của bệnh thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị tốt hơn.
Ngoài ra, nếu như bạn lỡ quên một liều thuốc Olesom S thì hãy sử dụng thuốc ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian đó đã gần tới liều kế tiếp, hãy bỏ qua và sử dụng thuốc như bình thường. Bạn không nên dùng gấp đôi liều thuốc Olesom S so với bình thường.
Cách xử lý khi uống thuốc Olesom S quá liều
Thông thường khi bạn uống quá một liều thuốc Olesom S sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, việc uống quá liều thuốc có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Do đó, không được sử dụng thuốc quá liều quy định.
Nếu ai đó vô tình sử dụng thuốc quá liều và có các biểu hiện hay triệu chứng bất thường, hãy gọi cho cấp cứu. Mang theo toa thuốc, vỏ, hộp hoặc nhãn hiệu thuốc mà người bệnh đã sử dụng khi đến bệnh viện.
3. Tác dụng phụ của thuốc Olesom S
Tác dụng phụ khi khi sử dụng thuốc ho Olesom cho bé
➤ Xem thêm: Thuốc Ciprobay và những lưu ý cần nhớ khi sử dụng
Khi sử dụng thuốc Olesom S, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như triệu chứng đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run đầu ngón tay, hoa mắt, chóng mặt, ngủ gà, buồn nôn. Các phản ứng này thường thoáng qua và không cần điều trị.
Ngoài ra, một số tác dụng phụ khá hiếm gặp khác cũng có thể xảy ra với người sử dụng thuốc như co thắt phế quản, khô miệng, họng bị kích thích, ho và khản tiếng, hạ kali huyết, chuột rút, dễ bị kích thích, đầy bụng, đau vùng thượng vị, nhức đầu, phù nề, nổi mề đay, hạ huyết áp, trụy mạch.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Trước khi sử dụng thuốc Olesom S bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về các tác dụng phụ của thuốc. Nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ trên, hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu có bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào của dị ứng thuốc.
4. Những người không nên sử dụng thuốc Olesom S
Trước khi sử dụng thuốc Olesom S, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn. Bạn không nên sử dụng thuốc Olesom S trong điều trị nếu bạn:
- Bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bạn đang sử dụng thuốc ức chế enzyme monoamine oxidase hoặc thuốc ức chế beta.
- Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như cường giáp, rối loạn nhịp thất, rối loạn tuần hoàn động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh cơ tim tắc nghẽn hoặc có rối loạn hoàn động mạch vành.
- Khi đang mang thai.
- Thuốc Olesom S không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Đặc biệt thuốc Olesom S chống chỉ định dùng cho người bị bệnh tim nặng.
5. Cách bảo quản thuốc Olesom S
Bạn nên bảo quản thuốc Olesom S ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Lưu ý, bạn cần giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bên cạnh đó, bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vào đó, bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.