Bên cạnh việc nắm chắc các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, một điều dưỡng viên cần nắm chắc được 8 chuẩn đạo đức điều dưỡng không thể thiếu trong quá trình hành nghề của mình. Vậy đó là những chuẩn mực đạo đức nào?
1. Chuẩn mực đạo đức điều dưỡng là gì?
Chuẩn mực đạo đức điều dưỡng chính là những nguyên tắc, giá trị nghề nghiệp nhằm hướng dẫn người điều dưỡng đưa ra những quyết định có đạo đức trong khi hành nghề.
8 chuẩn đạo đức điều dưỡng ở Việt Nam được xây dựng dựa trên các cơ sở: Pháp lý, Nghĩa vụ nghề nghiệp của Điều dưỡng viên, Những thách thức của Y đức trong cơ chế thị trường và trên cơ sở hội nhập quốc tế.
Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về Dược sĩ Tiến đầy đủ nhất
2. 8 chuẩn đạo đức điều dưỡng ở Việt Nam
2.1 Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân
- Bảo đảm an toàn cho người bệnh là yếu tố hàng đầu cần có của người điều dưỡng. Theo đó, điều dưỡng cần có kỹ năng thực hành tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bệnh nhân.
- Chịu trách nhiệm về những công việc chuyên môn của mình trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
- Ngăn chặn và báo cáo kịp thời những hành vi trái với chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
2.2 Tôn trọng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
- Trong 8 chuẩn đạo đức điều dưỡng ghi rõ về tôn trọng bệnh nhân, quan trọng nhất là tôn trọng giới tính, tuổi tác, tín ngưỡng, dân tộc của bệnh nhân.
- Tôn trọng nhu cầu và quyền của người bệnh trong quá trình chăm sóc.
- Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người bệnh.
- Đảm bảo cung cấp mọi thông tin cần thiết cho người bệnh và trả lời những thông tin người bệnh muốn biết.
- Giữ bí mật liên quan đến bệnh tật của người bệnh.
- Chăm sóc công bằng, tận tâm với mọi bệnh nhân.
Click ngay: Học ngành điều dưỡng thi khối nào? Thời gian học là bao lâu?
2.3 Thân thiện với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
- Thân thiện là cách để điều dưỡng viên tiếp xúc gần gũi hơn với bệnh nhân. Điều dưỡng viên là cầu nối giữa người bệnh và bác sĩ, do đó người điều dưỡng luôn phải lắng nghe, giải đáp thắc mắc của người bệnh bằng thái độ ân cần, chu đáo.
- Luôn giữ cử chỉ lịch sự và gần gũi để giảm sự đau đớn trong quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân.
2.4 Trung thực trong công việc
Trung thực là yếu tố quan trọng trong bất kỳ ngành nghề nào, nhất là nghề Y
- Trung thực trong quản lý thuốc, sử dụng thuốc và vật dụng y tế cho bệnh nhân.
- Trung thực trong việc ghi chép các thông tin hàng ngày liên quan đến tình trạng bệnh của bệnh nhân.
- Trung thực trong việc thực hiện các hoạt động chuyên môn chăm sóc người bệnh và thực hiện các chỉ định điều trị.
2.5 Không ngừng nâng cao năng lực hành nghề
- Người điều dưỡng được đánh giá chuẩn đạo đức của người điều dưỡng viên khi đảm bảo được đúng các quy trình kỹ thuật trong công việc, thực hiện đầy đủ chức năng được giao.
- Liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
- Ngoài ra cần không ngừng học tập và nghiên cứu nâng cao kỹ năng tay nghề.
2.6 Tự tôn nghề nghiệp
- Tự tôn nghề nghiệp là ý thức giữ gìn các giá trị và danh dự nghề nghiệp, làm việc với lòng tự tôn của nghề.
- Tận tụy trong công việc chăm sóc người bệnh và tự giác chấp hành quy định nơi làm việc.
- Từ chối nhận tiền hoặc lợi ích từ người bệnh, người nhà bệnh nhân để dành sự ưu tiên trong việc khám chữa bệnh.
- Tôn trọng điều lệ Hội và tự nguyện tham gia các hoạt động của Hội Điều dưỡng các cấp.
2.7 Đoàn kết, thật thà với đồng nghiệp
- Đoàn kết giữa các đồng nghiệp, trong đó đòi hỏi những điều dưỡng viên cùng nhau hợp tác hoàn thành nhiệm vụ, giúp đỡ và bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cùng nhau.
- Tôn trọng, bảo vệ danh dự của đồng nghiệp.
- Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp về đồng nghiệp.
2.8 Cam kết với cộng đồng và xã hội
- Mọi hành vi và lời nói đều tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Tham gia các hoạt động cộng đồng, gương mẫu trong sinh hoạt tại địa phương…để người cán bộ, nhân viên y tế luôn giữ được hình ảnh đẹp.
Trên đây là 8 chuẩn đạo đức điều dưỡng ở Việt Nam. Hy vọng bài viết đã chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc.