Nhiều thắc mắc rằng bệnh lậu có lây không? Liệu có phải chỉ có đường tình dục mới làm lây nhiễm bệnh lậu? Vậy còn có những con đường nào khác? Đề tìm hiểu các con đường lây nhiễm bệnh lậu, bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau đây.
Bệnh lậu là gì? Bệnh lậu có lây không?
Bệnh lậu là bệnh gì?
Bệnh lậu là bệnh xã hội lây qua đường tình dục rất phổ biến trên thế giới. Bệnh do một loại vi khuẩn có tên gọi song cầu lâu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Loại vi khuẩn này phát triển trong môi trường ẩm ướt, thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó thường thấy nhất là nam nữ trong độ tuổi sinh sản và đã có quan hệ tình dục.
Tìm hiểu thêm: Hình ảnh bệnh lậu
Bệnh lậu có lây không? Bệnh lậu lây qua con đường nào?
Bệnh lậu có lây qua đường nước bọt không?
Bệnh lậu có thể lây qua đường nước bọt nếu:
+ Quan hệ tình dụng bằng miệng với người mắc bệnh lậu: Khi quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh lậu, vi khuẩn lậu sẽ lây nhiễm từ cơ quan sinh dục sang đường miệng và ngược lại. Khi đó, miệng sẽ tiếp xúc trực tiếp với cơ quan sinh dục, nếu một trong hai bộ phận có chứa khuẩn lậu thì khả năng bị nhiễm bệnh lên đến 95%.
Hôn nhau: Khi hôn nhau các tuyến nước bọt được trao đổi cho nhau, lúc này vi khuẩn lậu sẽ theo tuyến nước bọt đi vào cơ thể và gây bệnh.
+ Sử dụng chung bàn chải răng: Nếu sử dụng chung bàn chải răng hay các dụng cụ vệ sinh răng miệng với người mắc bệnh lậu thì các song cầu khuẩn cũng có thể xâm nhập được vào cơ thể và gây bệnh. Tuy nhiên, khả năng bệnh lây nhiễm qua đường này thường không quá cao, bởi vì khuẩn lậu không thể tồn tại quá lâu ở môi trường bên ngoài.
Lây qua quan hệ tình dục
Bệnh lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn (chiếm đến 90%). Việc quan hệ tình dục được nói ở đây gồm cả quan hệ bằng đường miệng, quan hệ qua âm đạo hay hậu môn đều có khả năng lây nhiễm bệnh lậu như nhau.
Virus hay vi khuẩn gây bệnh lậu sẽ truyền từ người này qua người khác ở tinh dịch, dịch âm đạo và máu. Vì vậy nguy cơ lây nhiễm từ bạn tình có dấu hiệu không an toàn (người mắc bệnh lậu) hoàn toàn có thể lây nhiễm dù hai bạn chỉ hôn môi và “quan hệ” qua đường miệng.
Xem thêm: Bệnh lậu ở miệng có nguy hiểm không?
Lây từ mẹ sang con
Khi mang thai nếu mẹ mắc bệnh lậu mà không biết hoặc không có biện pháp can thiệp, bệnh sẽ lâu truyền sang cho trẻ qua đường tuần hoàn, phôi nhau thai. Khi trẻ mắc bệnh sinh ra sẽ dễ bị dị tật bẩm sinh do vi khuẩn lậu từ mẹ truyền sang. Đặc biệt, mẹ bị mắc bệnh lậu nếu sinh thường thì tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh cũng rất cao do dịch tiết của người mẹ sẽ tiết ra nhiều và chứa nhiều lậu cầu, chúng bám dính vào da, niêm mạc của trẻ và gây bệnh, gây ra các biến chứng mù lòa, liên kết.
Lây qua đường truyền máu
Trong quá trình nhận máu từ người mắc bệnh lậu, vi khuẩn lậu sẽ xâm nhập theo đường máu vào cơ thể người khỏe mạnh và gây bệnh. Vì vậy bạn cần thật cẩn thận khi quyết định truyền máu, cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín và máu khi nhận cần phải xét nghiệm an toàn.
Bệnh lậu có nguy hiểm không?
– Giảm chức năng sinh sản, vô sinh.Vi khuẩn lậu là nguyên nhân gây nên vô sinh ở cả nam lẫn nữ.
– Ở nam giới, vi khuẩn lậu gây viêm tinh hoàn, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt.
– Với nữ giới, vi khuẩn lậu gây viêm tắc nghẽn vòi trứng, tăng nguy cơ thai ngoài tử cung hay vô sinh.
– Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh lậu không được điều trị có thể lây truyền bệnh lậu bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
– Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ bị bệnh lậu sẽ có nguy cơ bị viêm kết mạc, viêm não, viêm màng não do vi khuẩn lậu.
Cách phòng tránh bệnh lậu hiệu quả
Bệnh lậu dễ lây lan nhưng có thể phòng tránh được nếu bạn có lối sống lành mạnh. Để phòng tránh bệnh lậu hiệu quả hãy tuân thủ các nguyên tắc sau:
-
Quan hệ tình dục chung thủy, lành mạnh. Không quan hệ với nhiều người.
-
Sử dụng bao cao su khi quan hệ với người không phải vợ hoặc chồng.
-
Tuân thủ chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng.
-
Không quan hệ với người nghi nhiễm bệnh lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
-
Cần xét nghiệm lậu nếu nghi ngờ nhiễm bệnh.
-
Xét nghiệm lậu định kỳ cho cả bản thân và bạn tình để bảo vệ sức khỏe.
-
Đảm bảo dinh dưỡng cân đối, vận động đầy đủ để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ về bệnh lậu là gì, cách phòng tránh bệnh lậu hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ những triệu chứng của bệnh trên hãy đến ngay bệnh viện để được tư vấn và chữa trị kịp thời.