Hiện nay rất nhiều người mắc các bệnh về răng miệng. Hầu hết các bệnh liên quan đến răng đều có thể phòng ngừa nếu chúng ta biết nguyên nhân và chăm sóc phù hợp. Dưới đây là tổng hợp các bệnh lý răng miễng thường gặp nhất.
Tổng hợp các bệnh lý răng miệng phổ biến nhất
Hôi miệng
Hôi miệng tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nó khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti và và còn gây cản trở trong quá trình giao tiếp hằng ngày. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng hôi miệng thường xuất phát từ các vấn đề về nướu răng, sâu răng, mảng bám, khô miệng,…
Trường hợp người bệnh bị hôi miệng mãn tính, việc sử dụng nước súc miệng hoặc xịt thơm miệng không thể khỏi hoàn toàn mà chỉ thuyên giảm phần nào. Lúc này người bệnh cần đến nha khoa uy tín để bác sĩ xác định nguyên nhân gây hôi miệng và có những chỉ định phù hợp, điều trị tận gốc.
Sâu răng
Xem thêm: Bệnh ly thượng bì là bệnh gì?
Là tình trạng mà các tổ chức cứng của răng bị tổn thương, hình thành nên những lỗ sâu lớn nhỏ khác nhau. Sâu răng ở mức độ nhẹ thường không gây đau nhức, nhưng khi bệnh tiến triển nặng, làm tủy răng bị viêm sẽ hình thành những cơn đau nhức dữ dội.
Sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nếu không được làm sạch đúng cách. Do đó, đánh răng kỹ càng, sạch sẽ, thường xuyên, dùng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng là biện pháp hàng đầu để ngăn ngừa bệnh sâu răng.
Răng ố vàng
Răng nếu không được vệ sinh sạch sẽ dễ dàng bị nhuộm màu bởi thức ăn, thuốc, chấn thương. Cách giúp khắc phục tình trạng này gồm: Sử dụng tác nhân tẩy trắng hoặc ánh sáng đặc biệt dùng tẩy trắng, sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có thành phần làm trắng răng.
Bệnh nướu răng
Nướu răng là một tình trạng nướu ở xung quanh răng bị nhiễm trùng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất răng ở người lớn. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở những người sau độ tuổi 30.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng là do thói quen hút thuốc, chứng khô miệng, bệnh tiểu đường. Các triệu chứng của bệnh thường là hôi miệng, đỏ, sưng, đau hoặc chảy máu ở nướu, lúc này răng trở nên nhạy cảm hơn và cảm thấy đau khi nhai thức ăn.
Hai giai đoạn chính của bệnh nướu răng là viêm nướu và viêm nha chu. Để phòng ngừa bệnh nướu răng cần có thói quen kiểm tra răng miệng thường xuyên, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa.
Chảy máu chân răng
Có thể nói đây là một trong những bệnh phổ biến nhất về răng miệng, nó phản ánh tình cơ thể có thể bị thiếu máu, thiếu Vitamin K hoặc C và cũng là một trong các các bệnh răng miệng nguy hiểm cực kì phổ biến mà nhiều người bỏ qua và không quan tâm đến bệnh lý răng miệng này.
Nếu bạn nghĩ chảy máu chân răng là một trường hợp bệnh về miệng hiển nhiên thì bạn đang sai lầm đấy. Nếu triệu chứng này kéo dài liên tiếp thì rõ ràng đây là một dấu hiệu bất ổn và bạn cần đi kiểm tra răng miệng càng sớm càng tốt.
Lở loét miệng
Có nhiều loại loét miệng khác nhau, phổ biến là loét áp tơ. Đây là loét xảy ra bên trong miệng và không ở môi. Trường hợp này không lây nhiễm và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Sốt mụn nước hoặc vết loét do virus Herpes simplex gây ra xuất hiện ở rìa môi ngoài. Bệnh này dễ lây lan và sẽ hết triệu chứng sau 14 ngày nhưng nó sẽ không khỏi hoàn toàn.
Các bệnh lý răng miệng vẫn có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Do đó cần khám răng định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng.