Bệnh lý xương khớp xảy ra khá phổ biến ở người có độ tuổi từ khoảng 45 trở lên do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các bệnh lý xương khớp phổ biến ở người Việt Nam.
Xương khớp đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung cho cơ thể. Các bệnh lý xương khớp sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, gân và xương sống. Chính vì vậy sẽ dẫn đến đau đồng thời giảm khả năng di chuyển ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động hàng ngày và có thể để lại di chứng.
Các bệnh lý xương khớp phổ biến ở Việt Nam
Thoái hóa khớp
Đây là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, dịch khớp suy giảm dẫn đến viêm nhiễm. Kéo dài trong suốt thời gian dài sẽ khiến cho sụn bị mỏng, xù xì gây ra đau nhức khi vận động.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp như do độ tuổi, béo phì, mắc tổn thương khớp, dị dạng bẩm sinh về khớp hoặc do yếu tố di truyền.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh thoái hóa khớp là đau, cứng khớp, khớp bị biến dạng, sưng khớp, hạn chế vận động. Trường hợp không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mãn tính sau đó dẫn tới biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là có thể gây mất khả năng vận động.
Để điều trị không dùng thuốc có thể thực hiện các phương pháp tập luyện chống thoái hóa khớp, sửa chữa tư thế xấu tránh cho khớp gối tổn thương. Kết hợp ăn uống điều hoà đủ chất dinh dưỡng, giảm đường, muối, mỡ trong khẩu phần ăn để tránh bị thừa cân, béo phì. Tránh tác động quá mạnh, đột ngột.
Viêm khớp
Viêm khớp là do sụn bị thoái hóa. Trong trường hợp sụn bị tổn thương hoặc thoái hóa, các đầu xương cọ xát vào nhau gây ra cảm giác sưng đau, làm cho xương khớp vận động linh hoạt kém hơn.
Triệu chứng nổi bật khi mắc viêm khớp như: Sưng tấy, đau nhức, nóng đỏ ở các khớp và thường xảy ra ở những khớp tay, chân. Càng về đêm mức độ đau sẽ gia tăng và giảm bớt áp lực lên các khớp. Bên cạnh đó còn kèm các triệu chứng bất thường như cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sốt…
Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh và phù hợp hơn bằng cách thực hiện các hoạt động thể chất, các bài tập thể dục để cải thiện vận động và giảm đau. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm duy trì tốt cân nặng và sẽ giảm bớt áp lực lên các khớp. Bác sĩ cũng có thể chỉ định người dùng sử dụng thuốc giảm đau và các loại thuốc điều trị theo toa.
Thoát vị đĩa đệm
Đây là bệnh đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống và thường xảy ra khi cơ thể bị tác động mạnh hoặc trên nên đĩa đệm bị thoái hóa, rách, nứt làm dẫn đến các chứng đau về thần kinh.
Di truyền, tuổi tác, vận động sai tư thế, chấn thương, thừa cân… đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Tuy nhiên tùy từng vị trí bị thoát vị mà các triệu chứng nhận biết bệnh sẽ khác nhau và hầu hết đều có các triệu chứng như tê chân tay, hạn chế khi vận động, đau nhức…
Để điều trị thoát vị đĩa đệm có thể dùng phương pháp thần kinh cột sống và vật lý trị liệu. Bên cạnh đó cũng cần kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý và nâng đồ vật đúng cách.
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa và dẫn đến giòn xương, dễ bị tổn thương và dễ bị gãy ngay cả khi chấn thương nhẹ.
Bệnh loãng xương do nguyên nhân chính là tuổi tác cao và sau mãn kinh.
Loãng xương có các triệu chứng nhận biết bệnh như:
- Đau nhức xương và kèm theo đó là cột sống lưng bị kèm theo các cơn đau cứng cơ, giật cơ.
- Do cột sống bị gù vẹo gây ảnh hưởng đến chiều cao.
- Mắc bệnh cao huyết áp, thoái hóa khớp, tiểu đường.
- Ra nhiều mồ hôi, bị chuột rút.
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập giúp cơ thể tăng sức chịu lực nặng và những bài tập tăng cường cơ bắp. Song song với đó cần hạn chế hút thuốc lá, ăn uống đúng dinh dưỡng và có đầy đủ canxi.
Xem thêm:
- Dấu hiệu nhận biết vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh và phương pháp điều trị
- Cùng tìm hiểu các loại bệnh lý gan thường gặp
Bệnh Gout
Loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp bệnh Gout xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do acid uric máu cao, di truyền trong gia đình, ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin và uống quá nhiều rượu. Bệnh xảy ra nhiều ở nam giới tuổi trung niên và một số ít là nữ ở tuổi sau thời kỳ mãn kinh.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh Gout như: Đau khớp đột ngột, dữ dội vào sáng sớm, đau nghiêm trọng ở khớp, khớp chuyển sang màu sưng đỏ, nhận thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.
Xây dựng chế độ ăn uống giảm đạm, giảm mỡ, giảm năng lượng đặc biệt cần hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều purin, các loại thịt có màu đỏ hay các loại hải sản. Tránh rượu bia, các chất kích thích như cà phê, hạt tiêu. Nên uống nhiều nước và sinh hoạt điều độ, dành thời gian nghỉ ngơi và duy trì việc tập thể dục phù hợp.
Bệnh đau cơ xương khớp
Thực tế hiện nay tình trạng bệnh lý đa cơ xương khớp có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt những người từ 25 – 27 tuổi, người thường xuyên phải ngồi làm việc ngày.
Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cơ xương khớp.
Các triệu chứng nổi bật để nhận biết tình trạng đau cơ xương khớp như: Đau lưng, nhức mỏi xương khớp, đau đầu, đau cổ, cảm giác căng ở sau gáy.
Để hệ xương khớp không bị quá áp lực và để não bộ thư giãn hơn thì sau khoảng 45 phút hãy đứng lên, đi lại và vận động nhẹ nhàng. Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Giữ tinh thần được vui vẻ, thoải mái là phương pháp tốt nhất để phòng tránh thoái hoá sớm.
Bệnh vẹo cột sống
Tình trạng các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp làm ảnh hưởng đến diện mạo và dáng đi của bạn sẽ gây ảnh hưởng về cột sống.
Cong vẹo cột sống có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tư thế học tập và làm việc không đúng, bệnh xương khớp, còi xương, loãng xương, tư thế học tập và làm việc không đúng…
Khi bị vẹo cột sống người bệnh sẽ có các dấu hiệu dễ nhận biết như gai đốt sống không thẳng hàng, dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao, xương sườn lồi lên, phần xương bả vai nhô ra bất thường…
Tùy vào mức độ cong vẹo cột sống mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Phần lớn các bệnh cơ xương khớp rất khó điều trị dứt điểm, thậm chí có thể phải can thiệp phẫu thuật. Vì thế, bạn nên có biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu.
Với bài viết này, hy vọng các bạn được cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích xoay quanh các bệnh lý xương khớp, tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo nếu có thắc mắc bạn đọc hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa.