Bệnh trầm cảm dễ xuất hiện ở độ tuổi vị thành niên , ở độ tuổi này các em thường có những thay đổi các cảm xúc lúc buồn lúc vui lúc nổi loạn , có lúc lại thu mình về phía trong. Vậy trong trường hợp con bạn bị mắc chứng bệnh trầm cảm bạn sẽ làm gì? làm thế nào để giúp con bạn vượt qua? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cha mẹ cần làm gì khi con mắc chứng trầm cảm?
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Vậy cha mẹ làm gì để con vượt qua giai đoạn trầm cảm, hãy cùng Cao đẳng y tế Ninh Bình tìm hiểu vấn đề này nhé:
Khi con bạn có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm bạn cần đưa con đến bác sỹ tâm lý để có biện pháp can thiệp sớm nhất. Một trong những nguyên nhân gây đến sự trầm cảm đó là do áp lực học tập quá nhiều, hay cha mẹ không có thời gian quan tâm đến con, cha mẹ thường xuyên cãi vã nhau hay bắt ép con làm những việc mà con không muốn. Đó là một trong những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm.
Khi con bạn có những biểu hiện như tâm trạng buồn chán, hay cáu giận hoặc rất nhạy cảm. Đặc biệt con bạn luôn thấy tuyệt vọng, vô dụng, có cảm giác tội hay tự ti, các hoạt động mà em yêu thích ít quanhơn. Con bạn thường xa lánh với những người bên ngoài, ít giao tiếp . Đôi khi lại có suy nghĩ tiêu cực như nghĩ đến cái chết, có những hành động tự gây tổn hại cho bản thân. Biểu hiện của chứng bệnh trầm cảm không rõ ràng, mỗi người mắc chứng trầm cảm lại có những biểu hiện khác nhau. Đôi khi bật khó, kêu hét hay cáu giận mà không rõ nguyên nhân, thường xuyên bỏ học hay kết quả học tập giảm sút.
Vì vậy, khi nghi ngờ con mắc chứng trầm hay biết con mắc chứng trầm cảm, cha mẹ cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa khám và kiểm tra kỹ lưỡng để chuẩn đoán chính xác.
Những điều cần làm khi con mắc chứng trầm cảm:
Khi con mắc chứng trầm cảm bạn hãy dành thời gian nhiều hơn cho con, hãy quan tâm và tâm sự với con nhiều hơn. Hãy bảo đảm rằng, chương trình hcoj của con không quá tải, đừng để việc học hành gây áp lực cho con.
Hãy cho con tiếp xúc nhiều các hoạt động vui chơi, dã ngoại, cùng chơi với con . Hãy tránh các mẫu thuẫn hay những hành vi bạo lực đối với con. Hãy tạo cho con những niềm vui sau những giờ học căng thẳng hay những ngày vui chơi cuối tuần. Hãy cùng con đi ăn hay vào các khu vui chơi để tạo cho con tinh thần thoải mái hơn. Đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, hãy để cho con bạn sống một cách thoải mãi, vô tư mà không cần phải suy nghĩ nhiều như bao bạn bè cùng trang lứa khác. Đừng vì quá coi trọng kết quả học tập hay coi trọng bằng cấp mà gây áp lực lên con mình.
Hãy quan tâm đến sức khoẻ của con, xây dựng cho con một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như Vitamin, chất béo, chất tinh bột hợp lý để cho con bạn có thinh thần học tập thoải mái hơn.Hãy cho con tập thể dục thể thao sau những giừo học căng thẳng để giúp con thư giãn đầu óc.
Bạn yên tâm rằng, chứng trầm cảm có thể chữa khỏi nếu bạn biết cách lắng nghe những điều con nói ,hãy cư xử khéo léo, nhẹ nhàng với con. Đừng quá vô tâm để con chơi một mình, đừng thờ ơ trước những gì con làm và hành động. Hãy chú ý quan sát những điều con làm , hãy nói chuyện với con, giúp con lấy lại sự cân bằng. Cha mẹ cũng chính là chỗ dựa vững chắc để con bạn nương tựa, chia sẻ và có thể vượt qua giai đoạn trầm cảm dễ dàng hơn.
Qua đây ta có thể thấy, trầm cảm là chứng bệnh dễ gặp ở trẻ em vị thành niên, hãy luôn quan sát và tìm hiểu mong muốn của con. Đừng gây áp lực học tập cho con, hãy để con vui chơi , tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động thể dục thể thao. Cùng chơi với con , nói chuyện với con trong những thời gian rảnh rỗi.