Đau dây thần kinh chẩm là nguyên nhân gây đau đầu cực kỳ phổ biến, được phân biệt với đau nửa đầu hay chững đau đầu tương tự với triệu chứng giống nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về nguyên nhân là cách điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm trong bài viết này.
1. Đau dây thần kinh chẩm là gì?
Dây thần kinh chẩm bắt đầu từ đốt sống cổ 2 (C2) và (C3) đi lên và chi phối da đầu vùng gáy. Tình trạng đau dây thần kinh chẩm hay các dây thần kinh chạy từ trên cùng tủy sống qua da đầu, bị viêm hoặc tổn thương.
Đau dây thần kinh chẩm là nguyên nhân gây đau đầu cực kỳ phổ biến, với triệu chứng tương tự đau nửa đầu nên dễ bị nhầm lẫn.
2. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh chẩm
Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, đau dây thần kinh chẩm do 2 nguyên nhân chính là thứ phát và nguyên phát. Bệnh thường xuất hiện thứ phát do một số bệnh lý liên quan gồm:
- Chấn thương dây thần kinh chẩm lớn hoặc chẩm nhỏ.
- Xuất hiện khối u tác động tới rễ thần kinh C2 và C3.
- Thay đổi thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép.
- Nhiễm trùng.
>>> Xem thêm: Dây thần kinh số 10 là gì? Các bệnh từ dây thân kinh số 10
3. Triệu chứng đau dây thần kinh chẩm
Đa số các bệnh nhân thường sẽ bị đau một bên đầu nhưng cũng có thể đau cả hai bên. Vị trí đau phía sau đầu với những đặc điểm của đau dây thần kinh chẩm như sau:
- Đau liên tục: Bắt đầu với cơn đau ở nền hộp sọ, lan ra phía sau hay dọc theo phần bên đầu.
- Đau nhói, đau thành nhịp xen kẽ các cơn đau khói hay cảm giác bị điện giật trên các điểm đằng sau đầu, trên cổ cao và đằng sau tai.
- Ban đầu thì cơn đau xuất hiện thưa, theo từng cơn, nhưng sau đó khoảng cách các cơn ngắn lại 2-3 cơn/ ngày hoặc thậm chí đau liên tục.
4. Tác hại và biến chứng đau dây thần kinh chẩm
Đau dây thần kinh chẩm gây ra cơn đau buốt cho bệnh nhân, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột khiến người bệnh không kịp ứng phó. Nhất là khi đi ngoài đường thì sẽ rất nguy hiểm cho bản thân hay gây tại nạn người khác.
Không chỉ vậy, đau dây thần kinh chẩm còn có thể tình trạng:
- Các cơn đau cấp tính khiến huyết áp tăng đột ngột
- Đau mắt hoặc đau răng
- Đau do nhiễm trùng nhánh lớn dây thần kinh chẩm ảnh hưởng tới dây thần kinh sinh ba (trigeminal nerve)
5. Điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm
5.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh:
Một số vấn đề sức khỏe khác như đau dây thần kinh chẩm sẽ được chẩn đoán xác định qua một số triệu chứng chứ không cần cận lâm sàng.
Các bác sĩ sau khi kiểm tra sẽ đưa ra kết luận hợp lý cho tình trạng bệnh từ việc tìm hiểu triệu chứng, theo dõi dấu hiệu như tăng huyết áp trong khi diễn ra cơn đau. Từ đó đưa ra chứng cứ phù hợp cho chẩn đoán bệnh.
Phương pháp chẩn đoán đau dây thần kinh chẩm thường được bác sĩ chỉ định là chụp MRI hay CT. Dựa vào hình ảnh đó, bác sĩ sẽ hình dùng khớp đốt sống cổ, MRI cung cấp hình ảnh về phần mềm ở cổ, bác sĩ đưa ra những dấu hiệu tổn thương hay không.
Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định chụp mạch máu thêm.
5.2. Phương pháp điều trị bệnh:
Đau thần kinh chẩm sẽ gây nhiều khó chịu, nhưng có nhiều phương án điều trị cho người bệnh. Thường bệnh nhân sẽ được chích tê dây thần kinh.
Còn việc dùng thuốc thường không giúp ích nhiều khi điều trị, tuy nhiên trường hợp vừa đau dây thần kinh chẩm kèm đau nửa đầu thì phải cân nhắc phối hợp điều trị.
Phương pháp chích tê dây thần kinh là thủ thuật xâm lấn giúp giảm cơn đau thần kinh tạm thời. Theo đó, người thực hiện phải là bác sĩ chuyên khoa thần kinh hay bác sĩ gây mê.
Trường hợp chấn thương dây thần kinh cổ trên thì chích tê từ dây C2 trở lên rất cần thiết và yêu cầu thêm hình ảnh XQ để theo dõi.
Việc chích tê dây thần kinh có tác dụng tạm thời, do vậy nếu muốn giảm đau dây thần kinh chẩm trong thời gian dài thì phải bóc tách và cắt bỏ dây thần kinh.
Trường hợp chích tê dây thần kinh không có tác dụng thì rất có thể cơn đau này xuất phát từ nguyên nhân khác. Khi đó, bác sĩ sẽ trao đổi thêm với người bệnh về các bệnh liên quan gây thần kinh chi phối cơn đau đó.
Bởi dây thần kinh chi phối phần mặt gần với cột sống hơn là dây thần kinh chẩm. Do vậy việc chích tê dây thần kinh chẩm sẽ không làm giảm thiểu được cơn đau trường hợp này bởi nó là do dây thần đốt sống cổ chi phối phần mặt.
>>> Xem thêm: Dây thần kinh số 7 là gì? Vị trí dây thần kinh số 7
5.2.1. Điều trị lâu dài cho đau dây thần kinh mặt
Phương pháp điều trị này có tác dụng kéo dài, thường bằng cách làm tổn thương dây thần kinh chẩm như sau:
- Phẫu thuật loại bỏ hạch thần kinh bằng sóng vô tuyến như radiofrequency ganglio-neurectomy- RFGN…
- Phẫu thuật cắt bỏ hạch thần kinh bằng Ganglioneurectomy.
- Kích thích dây thần kinh chẩm bằng Occipital nerve stimulation.
- Phẫu thuật giải sức ép lên dây thần kinh chẩm Decompression surgery.
- Phẫu thuật cắt rễ dây thần kinh bằng Rhizotomy surgery.
- Liệu pháp dùng phê nôn
- Kỹ thuật cryo
- Tiêm bô tốc
Trong đó, phương pháp phẫu thuật giải ép lên dây thần kinh chẩm, và loại bỏ hạch thần kinh bằng sóng vô tuyến là hai phương pháp đang được áp dụng phổ biến nhất.
5.2.2. Liệu pháp dùng thuốc
Một số loại thuốc chỉ định chữa đau dây thần kinh chẩm bao gồm:
- Giảm đau
- Điều trị cục bộ
- Thuốc chống suy nhược (antidepressants)
- Điều trị co giật (anticonvulsions)
Bên cạnh đó còn có những phương pháp dùng để điều trị đau dây thần kinh chẩm bao gồm:
- Điều trị không can thiệp: Có tác dụng giảm đau như nghỉ ngơi, chườm ấm và vật lý trị liệu,…
- Phẫu thuật: Chỉ định dùng khi người bệnh xuất hiện cơn đau dữ dội, kéo dài mà không hiệu quả với phương pháp điều trị không can thiệp nào.
- Phong bế thần kinh chẩm: Gây tê tại chỗ giúp cắt đứt đường dẫn truyền kích thích gây đau khi đi qua n thần kinh chẩm.
Bài viết trên đây chia sẻ về tình trạng đau dây thần kinh chẩm từ đó biết cách điều trị hiệu quả. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!