Đau ruột thừa là một căn bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ, chủ yếu tuổi trưởng thành. Ruột thừa khi viêm sẽ sung to lên và một số trường hợp nặng sẽ bị vỡ ra gây nguy hiểm. Đau ruột thừa là đau bên nào?, dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đau ruột thừa ra sao?.
Dấu hiệu của vị trí đau ruột thừa là đau bên nào?
Ruột thừa là một cấu trúc hình ống nhỏ xuất phát từ đoạn đầu của ruột già gọi là manh tràng hình dạng như ngón tay. Hiện nay rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa đau ruột thừa và đau bụng từ đó gây nguy hiểm đến chính bản thân của bạn. Nếu người mắc bệnh đau ruột thừa phát hiện sớm và điều trị sẽ dứt điểm khỏi bệnh lý này. Mọi người vẫn chưa biết vị trí đau bụng ruột thừa đau bên nào trong cơ thể. Vì vậy dấu hiệu đau ruột thừa hay bị nhầm lẫn với đau bụng thông thường. Ruột thừa là bộ phận nằm trong cơ thể của con người nằm ở phía dưới bên phải của ổ bụng là một bộ phận thuộc ống tiêu hóa của con người. Ruột thừa có hình dáng như một ngón tay gốc ruột thừa đổ vào manh tràng ở người trưởng thành dài khoảng 3 – 13 cm.
Ruột thừa thường thấy nằm tại bụng dưới bên phải tuy nhiên vẫn di động và có thể nằm ở vị trí khác nhau như nằm giữa các quai ruột non, giữa ổ bụng, vùng dưới gan phải, hoặc hiếm hơn là nằm bên trái bụng dưới.
Ruột thừa có chức năng gì?
Ruột thừa là bộ phận quan trọng trong vấn đề miễn dịch của con người có chứa rất nhiều mô lympho nắm giữ vai trò chống lại sự nhiễm trùng. Ruột thừa chứa màng sinh học bao gồm các vi khuẩn có lợi, có thể tái phục hồi hệ tiêu hóa tạo thành một lớp liên tục với các nang lympho sau các bệnh lý nhiễm trùng đường ruột.
Triệu chứng nào gợi ý viêm ruột thừa?
Nôn ói kéo dài kèm theo đau bụng cồn cào
Nôn ói thường xuyên có thể nhận biết bạn bị viêm ruột thừa, bệnh nhân thường gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như nôn ói, tiêu chảy kèm theo đau bụng dưới bên phải kéo dài. Khi xuất hiện triệu chứng nôn ói sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển bệnh thì chắc chắn bạn đang bị viêm ruột thừa. Khi đau ruột thừa dẫn đến viêm ruột thừa mãn tính.
Thường xuyên đi tiểu buốt là biểu hiện bệnh đau ruột thừa
Đau bàng quang thường xuyên khi đi tiểuà dấu hiệu nhận biết rằng bệnh đau ruột thừa đang phát triển. Theo một nghiên cứu thì đau bàng quang thường xuyên mỗi khi đi tiểu sẽ dẫn tới viêm ruột thừa. Vì viêm nhiễm trùng đường ruột gây ảnh hưởng tới sự bài tiết gây ra hiện tượng đau bàng quang và đi tiểu buốt.
Hiện tượng chán ăn
Nếu bạn cảm thấy thường xuyên nôn ói liên tục khiến bạn chán ăn kèm theo đó là những cơn đau bụng thì đây cũng là một hiện tượng về bệnh ruột thừa. Đau ruột thừa dẫn đến tình trạng chán ăn không muốn ăn đồ gì vì khi đó hệ tiêu hóa của bạn cũng đang gặp vấn đề do viêm nhiễm đường ruột.
Sốt nhẹ
Sốt nhẹ có thể nhận biết bệnh đau ruột thừa. Hầu hết những bệnh nhân bị bệnh viêm ruột thừa đều có các dấu hiệu như lạnh tay chân, run nhẹ, sốt nhẹ từ 38-38,5 độ C. Nếu bạn đang có các dấu hiệu này bạn có thể đến phòng khám hoặc bệnh viện uy tín để kiểm tra bệnh tiêu hóa đặc biệt là bệnh về ruột thừa. Vì khi bị đau viêm ruột thừa sẽ xuất hiện cảm giác chân tay run kèm theo sốt nhẹ
Co cứng thành bụng
Thành bụng co cứng là dấu hiệu nhận biết bệnh đau ruột thừa, đau ruột thừa có thể dẫn đến nguy cơ bệnh nhân bị vỡ ruột già từ đó gây hiện tượng co cứng bụng. Khi đau bụng tăng dần thành bụng co cứng
Đau ruột thừa bên trái hay phải?
Đau ruột thừa là tình trạng điều trị chậm trễ sẽ để lại nhiều biến chứng thậm chí gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Theo các bác sĩ khi đau sẽ xuất hiện quanh rốn, lan dần sang vùng bụng dưới bên phải. Khi người bệnh di chuyển, ho, hắt hơi và thở sâu mức độ đau tăng.
Cách xử trí khi bị đau ruột thừa
Khi phát hiện có các triệu chứng đau ruột thừa, người bệnh nên nhập viện để tư vấn và điều trị. Hiện nay phẫu thuật qua nội soi phục hồi nhanh hơn so với cách mổ mở thông thường được khá nhiều người lựa chọn. Khi có biểu hiện đau ruột thừa, tốt nhất nên cắt bỏ ruột thừa càng sớm càng tốt. Sau đó, người bệnh được chỉ định dùng kháng sinh.
Sau khi mổ, nếu gặp phải các triệu chứng sau cần thông báo ngay cho bác sĩ:
- Có mủ ở vết thương.
- Chóng mặt hoặc có cảm giác muốn ngất
- Nôn không kiểm soát được
- Sốt
- Đau vùng bụng càng ngày càng tăng.
- Chỗ vết mổ bị đau hoặc sưng tấy
- Có máu trong nước tiểu hoặc dịch nôn
- Không tỉnh táo, xuất hiện tình trạng chóng mặt hoa mắt
- Nôn ra máu hoặc đi tiểu buốt
Theo các chuyên gia bác sĩ thì hầu hết mọi người nhầm lẫn bệnh đau ruột thừa với bệnh đau dạ dày hoặc đau bụng thông thường. Bạn sẽ biết chính xác mình có bị bệnh đau ruột thừa hay không cần phải đến phòng khám, bệnh viện uy tín để xét nghiệm, chẩn đoán lâm sàng như chụp X-quang ổ bụng và ngực, xét nghiệm nước tiểu, chụp CT cắt lớp. Mọi người cần đi khám và xét nghiệm phát hiện bệnh đau ruột thừa nếu có hiện tượng đau bụng kéo dài từ 1-2 giờ kèm run tay chân, nôn ói.
Để có một sức khỏe tốt nhất, chúng ta cần lưu ý những dấu hiệu của cơ thể để biết được đau ruột thừa là bên trái hay bên phải cũng như cách xử lý. Các thông tin cơ bản nêu trên đã cung cấp một số kiến thức về bệnh đau ruột thừa là đau bên nào? dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đau ruột thừa. Hi vọng các bạn sẽ nắm được kiến thức cần thiết cho việc theo dõi tình hình sức khỏe của mình.