Đặc thù của lĩnh vực Y tế đều sẽ liên quan đến sức khỏe của con người, theo đó có thể thấy rằng ngành Y tế nói chung và ngành Dược sĩ nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy để tìm hiểu rõ hơn ngành Dược sĩ làm công việc gì, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Dược sĩ là gì?
Dược sĩ là những người đã hoàn thành chương trình đào tạo công tác chuyên môn về Dược và có đủ điều kiện để hành nghề Dược. Đây là một ngành nghề không thể thiếu trong lĩnh vực Y tế thực hiện công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mọi người.
![dược sĩ làm những công việc gì](https://cdyteninhbinh.vn/wp-content/uploads/2024/12/duoc-si-cao-dang-lam-cong-viec-gi.jpg)
Dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Y tế
Xem thêm:
- Dược sĩ Y học cổ truyền là gì? Nhiệm vụ và vai trò như thế nào?
- Phạm vi hành nghề của Dược sĩ Cao đẳng
Vai trò của Dược sĩ
Với mỗi vị trí, công việc của ngành Dược sẽ có trách nhiệm, vai trò khác nhau, cụ thể vai trò của ngành Dược sĩ trong bối cảnh xã hội thiếu hụt đội ngũ nguồn nhân lực ngành này:
- Dược sĩ sẽ là người thực hiện tư vấn cho người bệnh và mọi người về cách sử dụng thuốc, cách dùng, liều lượng đúng nhằm nâng cao hiệu quả sau quá trình dùng thuốc;
- Cùng với đội ngũ Y Bác sĩ, nhân viên Y tế trong hoạt động điều trị đem lại hiệu quả khám chữa bệnh tối ưu nhất;
- Tham gia hỗ trợ công việc bào chế, sản xuất và phân phối các loại thuốc tốt để đưa ra thị trường;
- Quản lý những hồ sơ bệnh án cùng các giấy tờ liên quan đến quá trình điều trị của người bệnh;
- Dược sĩ là người đưa ra các lời khuyên về chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống, tập luyện thể dục, và cách phòng ngừa các bệnh lý liên quan trong suốt quá trình sử dụng thuốc;
- Quản lý kho thuốc: Các Dược sĩ làm việc trong bệnh viện hay tại những nhà thuốc, trung tâm Y tế tham gia vào công tác quản lý kho thuốc từ đó đảm bảo việc bảo quản thuốc đúng cách không bị quá hạn sử dụng hay hỏng mốc đến tay người tiêu dùng;
- Tham gia vào các chương trình tiêm chủng, xét nghiệm hoặc những hoạt động cộng đồng để ngăn ngừa bệnh tật và nâng cao sức khỏe cộng đồng;
- Dược sĩ sẽ góp phần tạo nên một xã hội bình ổn, văn minh và tất cả mọi người được khỏe mạnh.
Dược sĩ làm những công việc gì?
Dược sĩ bán thuốc
Dược sĩ bán thuốc tại các nhà thuốc, quầy thuốc là công việc mà nhiều người lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành Dược.
Với công việc này Dược sĩ là người cung cấp thông tin chi tiết về thuốc cho các chuyên gia Y tế như Bác sĩ nhằm đưa ra chỉ định, tư vấn và hướng dẫn dùng thuốc an toàn và hiệu quả cho người bệnh.
Nghiên cứu, bào chế và kiểm định thuốc
Từ vốn kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về ngành Dược các Dược sĩ hoàn toàn có thể tham gia vào việc nghiên cứu, bào chế và kiểm định các sản phẩm thuốc.
Công việc nghiên cứu, bào chế và kiểm định thuốc sẽ được làm tại các Viện Dược liệu, phòng ban nghiên cứu sản phẩm của các công ty Dược phẩm…
Quản lý hệ thống và giám sát cấp Nhà nước ngành Dược
Trách nhiệm của việc quản lý, giám sát cấp Nhà nước sẽ được thể hiện rõ ở quá trình vận hành hệ thống Dược. Những trung tâm Y tế cấp huyện, phòng Nghiệp vụ Dược, Cục Quản lý Dược… Luôn thiếu hụt nguồn nhân lực ngành Dược cho vị trí công việc này.
Sản xuất và phân phối thuốc
Công việc sản xuất và phân phối thuốc có rất nhiều vị trí để làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân như hỗ trợ dây chuyền sản xuất thuốc, thực hiện phân phối và lưu thông thuốc, Marketing ngành Dược… Ở mỗi kỹ năng, kiến thức chuyên môn khác nhau tạo trên nền tảng kiến thức ngành Dược.
Nghiên cứu tiến hành thử nghiệm lâm sàng
Dược sĩ đảm nhận nhiệm vụ liên hệ với các đơn vị nhận thử thuốc lâm sàng, đồng thời hỗ trợ họ để thử nghiệm thuốc. Chính những thử nghiệm lâm sàng thành công sẽ là tiền đề để những sản phẩm Dược mới đạt hiệu quả cao được bán rộng rãi trên thị trường.
Thu nhập và cơ hội việc làm của Dược sĩ
Thu nhập của Dược sĩ
Mức lương của Dươc sĩ hiện nay dao động trong khoảng từ 8.000.000 – 20.000.000đ/ tháng, mức thu nhập này cao hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác. Mặc dù vậy sẽ có sự thay đổi do yếu tố bằng cấp, năng lực chuyên môn, vị trí làm việc….
Cơ hội nghề nghiệp cho các Dược sĩ
Tại các trung tâm Y tế, công ty Dược phẩm, bệnh viện ngày càng thiếu hụt nguồn nhân lực ngành Dược để đáp ứng dịch vụ, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người. Song song với đó có nhiều các Trung tâm Y tế, Công ty Dược phẩm được xây dựng và chú trọng đầu tư dài hạn vào Việt Nam.
Đây chính là cơ hội việc làm cho sinh viên học ngành Dược, đặc biệt khi công việc của ngành Dược đa dạng sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp cho Dược sĩ và đóng góp nhiều cho xã hội.
Ngoài ra ngành Dược đang có tiềm năng phát triển mạnh ở các quốc gia đang phát triển như Châu Á, Châu Phi, và Mỹ Latinh. Cùng với sự tăng trưởng của các nền kinh tế này, nhu cầu thuốc, vắc-xin và dịch vụ y tế cũng ngày càng tăng cao.
Học Dược sĩ ở đâu?
Hiện nay có nhiều những trường Đại học đào tạo chuyên ngành Dược sĩ mà bất cứ sinh viên nào cũng muốn theo học. Trên thế giới có một số các trường Đại học nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực đào tạo ngành Dược như:
- Trường Đại học Y dược Oxford;
- Trường Đại học Y dược Harvard;
- Trường Đại học California – San Francisco;
- Trường Đại học John Hopkins – Mỹ;
- Trường Đại học Stanford – Mỹ;
- Trường Đại học Y dược David Geffen của Đại học California;
- Viện giảng dạy ngành y tại Đại học College London – Anh;
- Trường Đại học Yale – New Haven;
- Trường Đại học Y Dược của học viện Karolinska – Thụy Điển.
Tại Việt Nam hiện nay có nhiều trường Đại học, Cao đẳng được đánh giá cao về chương trình đào tạo, trong đó tiêu biểu như:
- Trường Đại học Y Hà Nội;
- Đại học Y dược Hải Phòng;
- Học viện Quân Y;
- Học viện Y Dược Cổ truyền Việt Nam;
- Trường Đại học Y khoa Vinh;
- Trường Đại học Dược Hà Nội;
- Trường Đại học Y dược Thái Bình;
- Đại học Y Dược Huế;
- Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh;
- Khoa Y – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
- Đại học Y Dược Cần Thơ;
- Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn;
- Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch;
- Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Hy vọng với những thông tin cdyteninhbinh.vn chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Dược sĩ làm những công việc gì? Từ đó có thêm hiểu biết về ngành, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch theo đuổi đam mê ngành Dược trong tương lai.