Cây cà độc dược chữa được những bệnh gì? Có công dụng và tác dụng cyuj thể ra sao đây cũng là thắc mắc của nhiều người khi được “mách” cho bí quyết dùng lá cà độc dược để chữa bệnh như ho, hen suyễn, nhức mỏi do mụn nhọt.
Cà độc dược là gì?
Theo nghiên cứu tài liệu Đông Dược – Nhà xuất bản Y học có ghi thì cây cà độc dược còn có tên gọi là mạn đà la hay còn gọi là cà diên, sùa tùa (H’mông), cà lục lược (Tày), mạn đà la, hìa kía piếu (Dao). Đây là loại cây thường moc dại ở khắp nơi ven đường, nhiều người còn trồng cà độc dược để làm cảnh.
Ở Việt Nam cây này có 3 loại: Một loại có cả cuống lá và thân cây màu tím, hoa cũng màu đốm tím. Loại cây thứ hai thì có màu hoa trắng, cây thân thảo cao 1-2m, phần gốc của thân hoá gỗ, thân xanh có lông trắng. Loại thứ 3 là lai tạo của cả 2 loại trên, có hoa màu vàng nhạt, quả vàng hoặc ngả sang nâu đậm.
Cây cà độc dược
>>>>Xem thêm: Quả cà độc dược: Bí kíp điều trị hen suyễn
Cả 3 loại cây trên đều có thân thảo, quả cây cà độc dược có hình cầu, bên ngoài có gai mềm, mọc nhiều ở khu vực đồng bằng và miền núi.
Tác dụng của cà độc dược trong nghiên cứu khoa học
Theo nghiên cứu của Đông y thì cây cà độc dược có vị cay, tính nóng, có chứa độc nên cần cẩn trọng khi điều chế thành thuốc để sử dụng.
Phần lá của cây độc dược nhiều người thường dùng cuộn thành điếu hoặc thái nhỏ quấn lại thành điếu để hút chữa các bệnh hen suyễn, chữa ho. Hoặc hơ nóng lá đắp vào chỗ bị đau nhức, tê thấp. Lá của cây độc dược còn dược phơi khô, tán bột mịn để sử dụng giảm đau, hoặc chống say tàu xe, chữa mụn nhọt.
Thành phần có trong lá cà độc dược: Lá có chứa Alcaloid (scopolamin, hyoscyamin, atropin). Các chất này có tác dụng gây ra ức chế cơ trơn và tuyến tiết. Tuy nhiên cần sử dụng có khoa học để trán gây hiện tượng giãn đồng tử trong thời gian ngắn.
Một số bài thuốc chữa bệnh với từ lá cà độc dược
- Với bệnh trị ho, hen suyễn: Chúng ta lấy lá cà lục dược thái nhỏ như thái thuốc lá sau đó mang phơi khô hút hàng ngày với liều lượng khoảng 1g/ngày. Nếu bị ngộ độc phải ngưng sử dụng ngay.
Bài thuốc từ lá cà độc dược
>>>>>Xem thêm: Cà độc dược lùn và những loài cây nguy hiểm cùng họ
- Dùng trong điều trị đau nhức xương khớp: Dùng lá cây cà độc dược cùng hoa, rễ, cành ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ở những chỗ mà chúng ta bị đau nhức xương. Sau một thời gian sử dụng sẽ cảm nhận thấy rõ hiệu quả giảm đau của rượu cà độc dược.
- Điều trị đau thần kinh tọa: Lấy lá cà lục dược tươi mang hơ nóng sau đó đắp vào vùng bị đau nhức. Mỗi ngày thực hiện đắp 1 lần và duy trì đắp liên tục trong vòng 1 tuần, bạn sẽ thấy tác dụng hiệu quả.
Cách chữa viêm xoang bằng lá cà độc dược
- Bước 1: Lá cà độc dược mang phơi khô.
- Bước 2: Các bạn lấy 1 lon sữa bột rỗng rồi đục một lỗ ngay nắp hộp
- Bước 3: Lấy 1 ít lá cà độc dược cắt nhỏ rồi bỏ vào lon sữa đã đục sẵn lỗ, đậy kín nắp.
- Bước 4: Để hộp sữa lên bếp, đun lửa nhỏ cho đến khi khói bay ra.
- Bước 5: Lấy một mảnh giấy lớn cuộn lại thành hình phễu để hứng khói vào mũi. Chúng ta thực hiện hút bằng mũi và thở ra miệng trong khoảng từ 3 đến 6 phút tùy sức mỗi người. Thực hiện ngày 2 lần mỗi lần từ 3 đến 6 phút là đủ.
Tác dụng phụ của cà độc dược
Theo nhà khoa học chỉ ra, trong thân và lá của cà độc dược có chất atropin, chất này được liệt vào nhóm độc bảng A. Khi sử dụng người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện ngộ độc như: Hơi khô miệng, giảm tiết mồ hôi giãn đồng tử, da khô nóng đỏ, ảo giác, mê sảng và hôn mê…
Người có thể lực yếu tuyệt đối không nên sử dụng cà độc dược. Muốn sử dụng nên tham khảo những lương y có kinh nghiệm, tay nghề cao.Nếu sử dụng xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, nôn mửa cần dừng ngay lập tức và đến bệnh viện thăm khám để giải độc
Cách giải độc cà độc dược: Lấy 2 thìa đường, 10g cam thảo miếng pha cùng với 200ml nước nóng, để nguội rồi cho người bệnh uống.