Tìm hiểu nguyên nhân bệnh lậu là gì, triệu chứng bệnh lậu có biểu hiện như thế nào hay tác hại của bệnh lậu có nguy hiểm không và phòng tránh bệnh bằng cách nào hiệu quả… Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh lậu
Bệnh lậu là bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục thường gặp hiện nay do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Neisseria gonorrhoeae là vi khuẩn gram âm, chỉ sống và tồn tại trong cơ thể người, chết nhanh khi ra khỏi cơ thể. Lậu cầu khuẩn đặc biệt ưa phát triển ở điều kiện ẩm ướt, ấm áp đó là lý do thường thấy bệnh lậu biểu hiện ở bộ phận sinh dục, ở mắt, ở miệng và ở hậu môn và lây nhiễm rất nhanh qua đường tình dục. Bệnh xuất hiện ở nam và nữ giới trong đó nữ giới là đối tượng dễ lây bệnh lậu nhất, tỷ lệ mắc bệnh lậu có thể lên đến 80% chỉ sau 1 lần quan hệ với người đã bị nhiễm.
Xem thêm: Đau ruột thừa nên ăn gì và không nên ăn gì?
Các giai đoạn của bệnh lậu
Bệnh lậu có thời gian ủ bệnh khá dài thông thường 1 – 14 ngày, chậm nhất là 20 ngày. Bệnh được phát triển qua 3 thời kỳ, giai đoạn:
• Đầu tiên, lậu cầu khuẩn xâm nhập cơ thể qua các con đường lây nhiễm. Trong vòng 36 giờ vi khuẩn xâm nhập và bắt đầu phát triển.
• Ở giai đoạn 2, bệnh lậu tập trung phát triển, nhân rộng số lượng.
• Giai đoạn 3, bệnh phát triển mạnh, biểu hiện ra ngoài các triệu chứng.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh lậu
Vi khuẩn lậu lây nhiễm thông qua một số con đường chủ yếu như sau:
Lây từ mẹ sang con: Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mắc lậu bẩm sinh. Lậu có thể lây từ mẹ sang con thông qua đường sinh nở. Đối với trường hợp này, những đứa trẻ bị lậu bẩm sinh có thể bị mù, nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng máu. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ khi đang bị lậu không nên mang thai; phụ nữ đang mang thai cũng không nên quan hệ tình dục để tránh bị lây bệnh từ bạn tình. Nếu không may bị lậu khi đang mang thai, cần phải đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám uy tín để được các bác sĩ xét nghiệm và tìm hướng điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Bệnh lậu cầu là gì?
Tiếp xúc trực tiếp: Lây qua tiếp xúc giữa trực tiếp vết thương ngoài da với mầm bệnh: Khi vết thương hở trên da tiếp xúc trực tiếp với người bị lậu nếu không được xử lí thật cẩn thận sẽ khiến bạn rất dễ bị nhiễm bệnh.
Lây qua việc tiếp xúc gián tiếp với mầm bệnh: Các chuyên gia cho biết, nếu bạn dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc lậu như: bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, bồn cầu, bồn tắm, quần áo… cũng có nguy cơ bị lây bệnh. Đặc biệt, đối với những người có sức đề kháng yếu thì nguy cơ lây bệnh qua các tiếp xúc gián tiếp với người bệnh là hoàn toàn có thể.
Quan hệ tình dục: Lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Cũng giống như các bệnh xã hội phổ biến khác, lậu cũng là bệnh lây nhiễm chủ yếu thông qua con đường quan hệ tình dục không dùng biện pháp an toàn (dùng bao cao su). Mặt khác, vi khuẩn lậu có đặc điểm chỉ sinh sống ở những nơi ẩm ướt và ấm trên cơ thể người, do đó cơ quan sinh dục (cả nam và nữ), mắt, miệng là những nơi lý tưởng để vi khuẩn lậu sinh sống và phát triển. Do đó nếu bạn quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ với người mắc bệnh thì chắc chắn bạn sẽ bị mắc lậu. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết quan hệ tình dục bằng miệng hoặc quan hệ bằng hậu môn sẽ làm tăng nguy cơ mắc lậu, bởi hầu hết cả nam và nữ khi quan hệ tình dục bằng hai cách này đều không dùng biện pháp bảo vệ.
Cách điều trị bệnh lậu
Khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh lậu bạn nên đến ngay cơ sở y tế để tiến hành khám sàng lọc bệnh lậu. Qua kiểm tra thăm khám kết hợp với những biểu hiện bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm bệnh lậu phù hợp. Các phương pháp xét nghiệm hiện nay đang được áp dụng là nhuộm gram âm, nuôi cấy mô phân lập và PCR, thuốc khoáng sinh…
Hi vọng đã giúp các bạn có thêm những thông tin cần thiết về bệnh lậu và cảm thấy yên tâm hơn vì căn bệnh này có thể chữa khỏi được hoàn toàn.