Đau ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi bao gồm cả trẻ em. Đau ruột thừa ở trẻ em là căn bệnh khó lường nên cha mẹ cần theo dõi con thật kỹ. Dưới đây là những dấu hiệu cần chú ý nếu đau ruột thừa ở trẻ em.
Đau ruột thừa là căn bệnh khá phổ biến nhưng để phát hiện không hề dễ dàng vì biểu hiện đi kèm thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác tương tự. Đối với những trường hợp trẻ bị viêm ruột thừa chưa có biến chứng sẽ dễ dàng xử lý hơn. Những trường hợp viêm ruột thừa ở trẻ em đã có các biến chứng như vỡ, áp xe sẽ rất khó để can thiệp điều trị. Đau ruột thừa ở trẻ là căn bệnh khó lường vậy nên khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Chẩn đoán và phẫu thuật sớm đau ruột thừa ở trẻ em sẽ hạn chế những biến chứng và cho ra kết quả tốt. Cần chẩn đoán viêm ruột thừa (VRT).
Đau ruột thừa là cấp cứu ngoại nhi thường gặp nhất
Nguyên nhân gây ra viêm ruột thừa ở trẻ em
Ruột thừa là một bộ phận của ống tiêu hóa, thường nằm ở bên phải, phía dưới của ổ bụngó hình dạng giống như ngón tay nên tương đối hẹp và khó nhìn thấy. Khi 1đầu của ruột thừa bị kín còn đầu còn lại thông với đoạn đầu tiên của ruột già đoạn manh tràng sẽ dẫn tới bị viêm nhiễm ruột. Nguyên nhân chính đau ruột thừa là do sự tắc nghẽn của lỗ thông giữa ruột thừa và bộ phận manh tràng.
Ngoài ra, cũng do các nhiễm trùng ở ổ bụng ảnh hưởng trực tiếp tới ruột thừa. Tuy nhiên dù bất kỳ là nguyên nhân nào đi nữa, ruột thừa bị sung lên, vi khuẩn tấn công sẽ sinh ra mủ và khiến ruột thừa bị viêm.
Chẩn đoán đau ruột thừa ở trẻ
Viêm ruột thừa chưa có biến chứng:
- Đau bụng: quặn từng cơn ở trên rốn, sau đó âm ỉ ở hố chậu phải.
- Dấu hiệu nhiễm trùng: sốt.
- Nôn: xuất hiện sau đau vài giờ.
- Sau nhiều giờ, vị trí ấn đau ở hố chậu phải và cả một vùng
- Điểm đau thường không rõ nét ở trẻ em vì trí ruột thừa thường di động ở trẻ em
- Siêu âm: hình ảnh viêm ruột thừa.
- Bạch cầu tăng trên 10.000/mm3 với đa nhân trung tính.
Viêm ruột thừa có biến chứng
+ Trẻ em bị đau ruột thừa sẽ có bạch cầu tăng cao trên 15.000, nổi bật là đa nhân trung tính.
+ Viêm phúc mạc khu trú
+ Siêu âm bụng: hình ảnh VRT + dịch có hồi âm ở hc (P).
+ Trẻ em bị đau ruột thừa sẽ ó dấu hiệu nhiễm trùng rõ nét: sốt cao, dấu hiệu nhiễm trùng thấy rõ
+ Khi ấnn đau hố chậu phải hay cả vùng bụng dưới bên phải.
+ Đau lan tỏa, âm ỉ cả vùng hố chậu phải hay cả bụng phải.
+ Trẻ em bị đau ruột thừa sẽ bị áp xe ruột thừa
+ Siêu âm bụng: hình ảnh VRT + ổ áp xe.
+ Có những dấu hiệu co cứng thành bụng và phản ứng thành bụng khi sờ vào.
+ Dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng tương tự như khám sẽ sờ thấy một mảng to ở hố chậu phải, có viêm phúc mạc khu trú
+ Trẻ em bị đau ruột thừa sẽ có dấu hiệu bụng chướng và có đề kháng khắp bụng.
+Viêm phúc mạc toàn thể
+ Trẻ em bị đau ruột thừa sẽ đau lan tỏa khắp bụng hay toàn thể vùng bụng dưới rốn.
+Nhiễm trùng huyết, suy thận cấp
+ Dấu hiệu nhiễm trùng rất rõ nét qua xét nghiệm máu và quan sát lâm sàng.
+ Siêu âm: hình ảnh VRT + dịch ổ bụng có dấu hiệu viêm nhiễm nặng
Các biến chứng của bệnh viêm ruột thừa ở trẻ
Viêm ruột thừa ở trẻ em có thể được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật để trẻ mau chóng hồi phục nếu như chưa có biến chứng ruột nặng. Nếu cha mẹ không đưa con đi khám sớm có thể bị thủng hoặc vỡ, hoại tử, nhiễm trùng máu, quá trình chữa trị gặp nhiều khó khăn hơn và có thể không thể phục hồi.
Đau ruột thừa ở trẻ em có thể bị thủng hoặc vỡ, hoại tử, nhiễm trùng máu
Triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em
Trẻ em bị viêm ruột thừa sẽ khó đoán vì vị trí cơn đau khác nhau, trẻ cũng chưa nói được rõ rang để chúng ta để phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng tương tự. Viêm ruột thừa ở độ tuổi trẻ em thường có diễn tiến phức tạp và diễn biến nhanh chóng bác sĩ cũng khó kiểm soát. Hậu quả là ruột thừa có thể bị thủng hoặc vỡ dễ dàng nếu không can thiệp điều trị sớm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chẩn đoán bệnh sớm sẽ giúp trẻ tránh được rủi ro đáng tiếc.
- Theo các bác sĩ chuyên khoa dấu hiệu rõ nét nhất khi đau ruột thừa là trẻ bị đau bụng kèm sốt nhẹ hoặc sốt từ 38 độ trở lên
- Rối loạn tiêu hóa: Viêm ruột thừa ở trẻ em khiến trẻ bị chướng bụng bị táo bón hoặc tiêu chảy. Do bị kích thích tới nhu động ruột nên biểu hiện nôn và buồn nôn.
- Rối loạn tiêu hóa thường bị phụ huynh nhầm lẫn với bệnh lý thường gặp nên cha mẹ cần cẩn thận với những biểu hiện của viêm ruột thừa ở trẻ em.
- Đau bụng kèm sốt nhẹ có thể là biểu hiện viêm ruột thừa ở trẻ em.
- Trường hợp trẻ bị sốt cần được kiểm tra sớm nhất có thể.
- Triệu chứng rối loạn tiêu hóa cần hết sức cảnh giác vì đó có thể là viêm nhiễm nặng của đau ruột thừa
- Trẻ bị đau vùng bụng dưới bên phải ở khu vực hố chậu bên phải. Triệu chứng này cơn đau sẽ bắt đầu ở trị trí quanh rốn sau đó lan dần xuống vùng hố chậu phải của ổ bụng. Trẻ sẽ biểu hiện qua tiếng khóc nên chỗ nào cũng trả lời là đều đau vì vậy bác sĩ sẽ khám kỹ hơn cho các bé để dễ dàng trả lời chính xác vị trí cơ thể đang đau là nguyên nhân do đâu.
- Trẻ bị đau bụng dưới bên phải ổ bụng rất có thể là triệu chứng viêm ruột thừa
- Người lớn cần quan sát biểu hiện của trẻ như quấy khóc, trẻ bị đau trong viêm ruột thừa sờ tay vào vùng bụng sẽ thấy đỏ vùng bụng, sưng tấy
- Biếng ăn: Biếng ăn là một trong những biểu hiện dễ phát hiện khi trẻ mắc phải bệnh viêm ruột thừa. Cha mẹ cần lưu ý khi trẻ từ chối các đồ ăn mà mình yêu thích.
- Sốt cao: Bệnh đau ruột thừa trẻ em có thể gây ra tình trạng sốt sốt từ 37-39 độ hoặc 40 độ C. Trẻ cần được chẩn đoán và điều trị sớm để không xảy ra những đáng tiếc
- Lưỡi bẩn, khô môi, mệt mỏi: trẻ cũng có thể bị rối loạn đi tiểu thường xuyên hoặc đau khi đi tiểu ngoài triệu chứng đau trong đau ruột thừa.
- Nôn, buồn nôn: ở trẻ em có thể khiến cho trẻ bị nôn nhiều, đau ruột thừa khi nôn ra dịch dạ dày kèm cảm giác chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy
- Trẻ mệt mỏi: bé tỏ ra không có hứng thú và biếng ăn và bé tỏ ra khó chịu
- Tình trạng nhiễm trùng ruột thừa sẽ làm môi trẻ trở nên khô bất thường, lưỡi bẩn và biểu hiện mệt mỏi, không ham vui chơi như hàng ngày
Các triệu chứng trên khi trẻ bị đau ruột thừa bị đau bụng hay bất cứ dấu hiệu nào mà không thuyên giảm cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa lập tức. Cha mẹ cũng không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau mà không có chỉ định của dược sĩ, bác sĩ chuyên môn.
Một vài lưu ý trước và sau mổ ruột thừa ở trẻ
- Khi trẻ phải phẫu thuật không nên ăn no vì có thể ảnh hưởng lớn trong quá trình gây mê đe dọa tính mạng của trẻ.
- Cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng chăm sóc cho trẻ bị viêm ruột thừa
- Tạm thời không cho trẻ ăn uống nhiều. Đầu tiên trẻ có thể uống ít nước đường, sau đó là thức ăn mềm thông thường trẻ có thể ăn uống trở lại sau mổ 6 tiếng
- Trẻ có thể xuất viện sau 3 ngày
- Sau 24 tiếng, trẻ có thể ăn mọi món ăn quen thuộc.
Viêm ruột thừa ở trẻ là căn bệnh khó lường nhất là với trẻ em, vậy nên khi gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám kịp thời.