Sau phẫu thuật mổ ruột thừa, những gì mà người bệnh ăn sẽ đóng vai trò quan trọng để phục hồi và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đau ruột thừa nên ăn gì và không nên ăn gì?.
Nhiều người thường xuyên cảm thấy chán ăn sau khi mổ ruột thừa. Đau ruột thừa nên ăn gì, kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng là vấn đề nhiều người quan tâm đến. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ nhanh chóng phục hồi điều trị viêm ruột thừa cho bệnh nhân bị viêm ruột thừa.
Viêm ruột thừa là gì?
Ruột thừa là tình trạng ruột thừa chứa đầy chất dịch, mủ dẫn đến viêm nhiễm, ruột thừa có dạng như ngón tay nằm bên phải của bụng và bắt đầu từ đại tràng. Viêm ruột thừa thường bắt đầu quanh rốn, sau đó di chuyển đến bụng dưới bên phải. Đau ruột thừa có thể đau dữ dội ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, có xu hướng nghiêm trọng hơn trong khoảng 12 đến 18 giờ. Phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 30.
Đau ruột thừa có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức người bệnh bị mất đi ý thức. Để điều trị tránh vỡ ruột thừa, ảnh hưởng đến tính mạng, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn uống và đi khám đi có dấu hiệu nguy hiểm.
Bị đau ruột thừa nên ăn gì là thích hợp nhất?
Người bị đau ruột thừa nên xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ lành mạnh, nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh. Cùng tham khảo 1 số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe dưới đây.
Một chế độ ăn ít chất béo
Chế độ ăn ít chất béo có thể cải thiện tình trạng viêm ruột thừa. Thực phẩm béo có thể kích thích các phản xạ của ruột và dẫn đến viêm ruột thừa, kích thích đường tiêu hóa, gây viêm, đau. Thực phẩm béo có thể góp phần gây ra đầy bụng và tiêu chảy cũng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác, như bệnh tim.
Ngoài ra, các loại thực phẩm béo có thể gây viêm ruột thừa cần tránh bao gồm:
- Thực phẩm chiên, như khoai tây chiên
- Bánh mì kẹp thịt
- Pizza
- Thịt mỡ có hàm lượng chất béo cao.
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo ngừa tình trạng viêm ruột thừa.
Chanh có thể giúp cơ thể oại bỏ các độc tố
Chanh có đặc tính kháng virus, chống viêm và kháng khuẩn. Người bệnh có thể uống nước chanh ấm pha với mật ong 2 – 3 lần mỗi ngày. Chanh có thể tiêu diệt vi khuẩn xấu có thể gây ra các vấn đề trong đường tiêu hóa và dẫn đến viêm ruột thừa. Chanh có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn cải thiện hệ thống miễn dịch của người bệnh. Vì vậy uống nước chanh thường xuyên rất tốt cho sức khỏe để cải thiện các triệu chứng viêm ruột thừa.
Thực phẩm giàu chất xơ
Các loại thực phẩm như trái cây tươi, rau xanh cung cấp nhiều chất xơ có thể khiến quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn diễn ra thuận lợi. Trái cây tươi, rau xanh giàu vitamin, khoáng chất mang lại nhiều lợi ích cho đường tiêu hóa có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và phòng ngừa các triệu chứng viêm ruột thừa.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đường ruột. Các loại ngũ cốc nguyên hạt sử dụng hàng ngày có thể hỗ trợ bảo vệ ruột thừa thúc đẩy hệ thống tiêu hóa, dạ dày, ruột. Tất cả các loại ngũ cốc đều chứa một lượng chất xơ, vitamin, hàm lượng chất chống oxy hóa cao
Thực phẩm giàu Omega 3
Omega 3 có thể cân bằng hệ thống vi sinh vật trong hệ thống tiêu hóa, Omega 3 là axit béo không bão hòa cần thiết cho xương khớp. Omega 3 có thể bảo vệ niêm mạc ruột và hỗ trợ chống nhiễm trùng, cân bằng hoạt động của não bộ và sức khỏe tổng thể của con người.
Mật ong
Mật ong có thể ăn một thìa, hai lần mỗi ngày, mật ong có cả đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm có thể hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu viêm, đau ruột thừa.
Sữa chua
Sữa chua chứa men vi sinh (vi khuẩn tốt trong đường ruột) có đặc tính kháng khuẩn, do đó ăn sữa chua có thể giúp chống lại vi khuẩn xấu gây khó chịu. Sữa chua là một cách tốt để giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Đau ruột thừa không nên ăn gì?
Theo nhiều nghiên cứu, một số thói quen ăn uống không lành mạnh cũng có thể dẫn đến viêm ruột thừa, có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng đau ruột thừa. Một số thực phẩm mà người bệnh cần tránh như:
Thức ăn ngọt
Thực phẩm ngọt có thể gây rối loạn tiêu hóa, người bệnh vấn đề ở ruột thừa nên tránh sử dụng thức ăn nhiều đường. Đường sẽ làm chậm quá trình phục hồi trường hợp người bệnh đã phẫu thuật cắt ruột thừa.
Thực phẩm cay
Thức ăn cay có thể gây kích thích và làm tổn thương người viêm ruột thừa hệ thống tiêu hóa. Gia vị, thức ăn cay nóng có thể làm tổn thương, đau rát, khó chịu và đầy hơi chướng bụng.
Vì vậy khi đang điều trị bệnh đau ruột thừa, người bệnh n tránh sử dụng các món ăn cay, gia vị cay. Thức ăn cay nóng có thể kích thích niêm mạc ruột gây tình trạng viêm thêm nghiêm trọng.
Chế độ ăn thích hợp sau khi mổ ruột thừa
Một chế độ ăn đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trong quá trình hồi phục sau cuộc phẫu thuật và thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Bắt đầu với những món dễ tiêu hóa
Sau khi phẫu thuật bị đau ruột thừa, bạn nên ăn những món dễ tiêu hóa như sữa, sữa chua, súp kem, cung cấp đạm và canxi sắt, vitamin A và B.
Thực phẩm đa dạng
Bạn có thể thêm vào chế độ ăn của mình nhiều nhóm thực phẩm giàu đạm, vitamin C và chất xơ thường xuyên hơn. Nếu như thấy cơ thể mình không còn bị đau, nôn ói hay tiêu chảy.
Thực phẩm giúp mau lành vết thương như bánh mì ngũ cốc, gạo lứt và rau củ quả. Bữa ăn cân bằng dinh dưỡng sẽ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lành vết thương sau phẫu thuật. Bạn nên lựa chọn nguồn chất béo có lợi như dầu ô liu đường có lợi cho sức khỏe gồm đậu hạt và trái bơ.