Cột sống là bộ phận quan trọng có chức năng trụ cột để chống đỡ sức nặng của trọng lượng cơ thể. Hãy tìm hiểu về một số bệnh lý cột sống thắt lưng phổ biến và cách phòng ngừa hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu bệnh lý cột sống thắt lưng là gì?
Cột sống là một chuỗi các xương dạng hình trụ nằm ở mặt lưng, xếp chồng lên nhau và được ngăn cách bởi đĩa đệm. Cột sống đóng vai trò định hình cho toàn bộ cơ thể, giúp con người di chuyển và xoay trở.
Cột sống cũng tham gia rất nhiều trong mọi hoạt động hằng ngày. Do đó, nhóm bệnh lý cột sống thắt lưng rất thường gặp và càng phổ biến hơn ở các đối tượng lớn tuổi hay phải vận động nhiều.
Người bệnh thường đi khám khi xuất hiện các cơn đau ở lưng. Triệu chứng này rất khó chịu, khiến công việc phải đình trệ cũng như làm cho người bệnh lo âu, suy nhược.
Tình trạng đau lưng tại cột sống có nguyên nhân tại xương, đĩa đệm giữa các đốt sống, dây chằng quanh cột sống, dây thần kinh, tủy sống và rễ, cơ dọc lưng. Mỗi cơ quan bị tổn thương sẽ có những biểu hiện khác nhau. Vì vậy, chỉ khi xác định đúng nguyên nhân gây bệnh thì mới mang lại hiệu quả chữa trị cao.
Một số bệnh lý cột sống thắt lưng thường gặp và cách phòng ngừa
Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh lý giảm tiểu cầu
Các bệnh lý cột sống thắt lưng thường gặp
Bệnh lý cột sống thắt lưng có nhiều loại khác nhau với mức độ nghiêm trọng, tính chất đau cũng như ảnh hưởng khác nhau. Một số bệnh thường gặp như:
Chấn thương cột sống
Các trường hợp bị ngã, nhất là ngã từ trên cao xuống hay những chấn thương trực tiếp tới cột sống có thể gây gãy cột sống, xẹp lún đốt sống, tổn thương dây chằng… Những tổn thương này sẽ khiến người bệnh bị đau lưng.
Thoát vị đĩa đệm
Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào những rễ thần kinh, đâm xuyên qua dây chằng, gây đau nhức, tê bì. Bệnh này thường là kết quả của sang chấn hay do đĩa đệm bị thoái hóa, rách, nứt, hoặc có khả năng xảy ra tại bất kỳ khu vực nào của cột sống.
Người bệnh sẽ gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa). Bởi tình trạng thoát vị đĩa đệm tại cột sống lưng là thường gặp nhất.
Thoái hóa đĩa đệm
Đĩa đệm có chức năng giảm sốc để bảo vệ não và dây thần kinh não tủy khi cơ thể vận động mạnh. Người bệnh bị thoái hóa đĩa đệm sẽ thường xuyên bị đau lưng khi ngồi, cúi hoặc mang vác vật nặng.
Loãng xương và thoái hoá cột sống
Bệnh lý này thường gặp ở người trung niên do suy giảm khối lượng xương, xương xốp, giòn và dễ gãy hơn. Bên cạnh đó, các đốt xương lúc này rất dễ bị xẹp, lún và mọc gai.
Viêm cứng khớp cột sống
Đây là tình trạng viêm khớp ở cột sống với các biểu hiện như đau lưng kinh niên, cơn đau thường xảy ra vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Chứng viêm cứng khớp cột sống thường xảy ra ở lứa tuổi 15 – 30 và xảy ra nhiều hơn ở đàn ông. Đặc biệt, bệnh có tính di truyền.
Đau thần kinh toạ
Đây là tình trạng cơn đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nhánh từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới từng chân. Bệnh lý này thường chỉ ảnh hưởng tới một bên của cơ thể.
Đau thần kinh tọa xảy ra khi thoát vị đĩa đệm tại cột sống thắt lưng. Ngoài ra, xương cột sống trên hay hẹp cột sống chèn ép một phần dây thần kinh, gây viêm, đau và tê ở chân.
Một số bệnh lý cột sống thắt lưng thường gặp và cách phòng ngừa
Xem thêm: Bệnh lý cấp tính là gì? Sự khác nhau giữa bệnh cấp tính và bệnh mạn tính
Đau lưng cơ năng
Bệnh lý cột sống này thường gặp ở những người hay phải lao động, mang vác nặng hoặc những người ngồi ở tư thế không phù hợp trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến cột sống, dây chằng và cơ cạnh cột sống. Kết quả là những cơ này phản ứng bằng cách co rút lại gây đau lưng.
Vẹo cột sống
Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên của xương sống thẳng. Tình trạng này có khả năng làm đầu lệch sang một bên hay hai vai, hai hông mất cân xứng, bên thấp bên cao. Ngoài ra, bệnh lý này có thể làm lồng ngực hay lưng bên thấp bên cao.
Trong trường hợp cột sống bị cong vẹo nặng có thể gây cản trở những hoạt động của tim, phổi, làm hơi thở ngắn hay gây đau ngực. Phần lớn tình trạng vẹo cột sống không gây đau nhưng cũng có loại gây đau lưng.
Hẹp ống sống
Đây là tình trạng ống sống bị thu hẹp do nhiều nguyên khác nhau, gây chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh. Các triệu chứng bệnh rất đa dạng, phụ thuộc vào vị trí đoạn ống sống bị hẹp, mức độ hẹp sẽ có những biểu hiện khác nhau từ nhẹ tới nặng. Có thể mỏi cổ, tê vai, đau lưng và dây thần kinh hông to có thể lan xuống hai chân, gây phản ứng dị cảm (tê, run), thậm chí liệt, rối loạn cơ tròn, bí tiểu…
Một số cách phòng ngừa bệnh lý cột sống thắt lưng
Chúng ta vẫn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý cột sống nếu lưu ý một số điều trong sinh hoạt hàng ngày như:
- Tránh vận động sai tư thế: Hạn chế những tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác vật nặng trong thời gian dài để tránh tạo áp lực lên cột sống.
- Tập thể dục đều đặn: Chăm chỉ tập thể dục giúp duy trì sự chắc khỏe, dẻo dai và linh hoạt cho hệ cơ xương khớp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thực hiện đúng cách và đúng tư thế những môn tập luyện, để ngăn ngừa chấn thương.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi, bạn nên dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn. Điều này không những giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý về cột sống mà còn cho cơ thể thời gian hồi phục để làm việc tốt và hiệu quả hơn.
- Uống nhiều nước: Nước chiếm khoảng 70% thành phần các mô sụn, giúp duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương và hỗ trợ hoạt động lưu thông của máu. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng đau nhức từ các bệnh lý cột sống, bạn nên uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, nhất là vào mùa lạnh.
- Bổ sung đủ dưỡng chất: Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D như sữa và các chế phẩm từ sữa, súp lơ, cam, gan, cá hồi, thịt, ngũ cốc, trứng nấm… Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm vitamin E, axit béo omega và những chất chống oxy từ các loại cá, hạt, rau xanh. Các dưỡng chất này đều rất tốt cho đĩa đệm, đặc biệt là với người bị thoái hóa cột sống.
- Kiểm soát cân nặng: Đây là cách phòng ngừa hiệu quả cho những bệnh lý về cột sống. Bởi khi trọng lượng cơ thể tăng lên, cột sống sẽ phải chịu nhiều áp lực và gây tổn thương. Khi có dấu hiệu béo phì, thừa cân, bạn cần thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được một số bệnh lý cột sống thắt lưng phổ biến và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.