Đau ruột thừa là tình trạng có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, phần lớn là những trường hợp đã biến chứng thành viêm ruột thừa cấp. Rất nhiều người thắc mắc bị đau ruột thừa có phải mổ không?.
Viêm ruột thừa là bệnh gì?
Viêm ruột thừa là một bệnh lý cấp tính ngoại khoa thường gặp. Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi là tình trạng viêm cấp tính xảy ra ở ruột thừa. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh đau ruột thừa nếu không kịp thời có thể dẫn đến vỡ ruột thừa, áp xe bụng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Viêm ruột thừa có cần mổ hay không còn phụ thuộc vào tình trạng đau ở mức độ nào. Vì phần lớn những trường hợp mắc bệnh đều là viêm ruột thừa cấp.
Viêm ruột thừa thường gặp ở người trẻ tuổi chưa mắc bệnh lý gì trước đó. Viêm ruột thừa là tình trạng viêm của ruột thừa do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Hiện tượng tắc nghẽn này xảy ra làm tích tụ các chất dịch nhầy trong ruột thừa, vì phân từ manh tràng đi vào ruột thừa. Chất nhầy trong phân trở nên cứng làm tắc nghẽn lỗ thông dẫn tới chúng ta cảm giác đau bụng bên phải. Hiện tượng phân cứng gây tắc nghẽn lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng. Các mô bạch huyết của ruột thừa bị phù lên và làm tắc nghẽn ruột thừa, các vi khuẩn ẩn trú trong lòng ruột thừa xâm lấn vào thành ruột thừa đó được gọi là viêm. Nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng lan rộng thì ruột thừa sẽ bị vỡ ra, lan rộng vào trong ổ bụng
Đau ruột thừa có nguy hiểm không?
Đau ruột thừa gây ra những hậu quả như: Viêm phúc mạc toàn thể do ruột thừa viêm vỡ mủ. Đây sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm cho ruột thừa khi điều trị muộn.
- Ổ phúc mạc (ổ bụng) có mủ và cả dịch phân khi ruột thừa vỡ
- Áp xe ruột thừa:
Khi ruột thừa vỡ, các tổ chức lân cận như mạc nối, quai ruột bọc lại khu trú lại ruột thừa tạo thành ổ áp xe - Đám quánh ruột thừa xảy ra khi bệnh nhân bị quai ruột và mạc nối bao bọc kín ruột thừa, tiến triển lan rộng.
- Áp xe ruột thừa cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách .
- Ruột thừa là một cơ quan miễn dịch dạng túi, hẹp là một đoạn ruột nhỏ, và dài vài centimet, dính vào manh tràng. Ruột thừa nằm ở phần bụng dưới bên phải nối tiếp giữa ruột non và ruột già. Ruột thừa bị viêm nguyên nhân phổ biến nhất là tình trạng tắc nghẽn sỏi phân trong lòng ruột thừa, gây nhiễm trùng, tạo cơ hội cho các vi khuẩn sinh sôi. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm ruột thừa là do bị viêm, sưng to và có chứa nhiều dịch mủ gây nhiễm trùng và tăng tiết dịch tại vị trí này.
Các trường hợp bị viêm ruột thừa mà không điều trị kịp thời sẽ biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Vỡ ruột thừa: Khi ruột thừa bị sung to lên mà không được can thiệp kịp thời và đúng cách vi khuẩn sẽ lây lan sang nhiều cơ quan khác nhau trong ổ bụng. Người bệnh cần được cấp cứu ngay để loại bỏ ruột thừa và làm sạch vùng ổ bụng nhanh chóng.
- Ổ áp xe trong bụng: Người bệnh không được điều trị dứt điểm hoặc để bệnh quá lâu sẽ dẫn tới vỡ ruột thừa, tạo ra ổ mủ trong bụng, tạo ra ổ áp xe nguy hiểm đối với người bệnh. Đối với các trường hợp viêm ruột thừa không điều trị sớm sẽ đối mặt với nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở nhiều đối tượng.
Triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa
Triệu chứng toàn thân
– Thông thường bệnh nhân khi viêm ruột thừa sẽ không sốt.
– Khi Sốt 38-39°C, bệnh nhân sẽ có mạch nhanh, trong trường hợp bệnh nhân bị ruột thừa viêm cấp gây biến chứng áp xe hoặc vỡ mủ.
Triệu chứng cơ năng
– Buồn nôn hoặc nôn, chán ăn.
– Bệnh nhân sẽ bị đau hố chậu phải, đau lâm râm liên tục, tăng dần.
Triệu chứng thực thể
– Phản ứng hoặc co cứng khu trú ở hố chậu phải.
– Đau ở điểm Mac Burney, đau ở quanh rốn thượng vị ở hố chậu phải
– Có một số trường hợp tăng cảm của da bụng ở hố chậu phải
–Người bệnh bị co cứng toàn bộ thành bụng do ruột thừa vỡ.
Viêm ruột thừa là bệnh lý phổ biến nhất nguyên nhân được xác định là do tắc nghẽn ruột. Ruột thừa có hình dạng như ngón tay, chiều dài khoảng 4 – 14 cm nằm ở ngã ba nối giữa ruột non và ruột già. Ruột thừa là một phần của đường ruột có một đầu bít và đầu kia thông với manh tràng. Viêm ruột thừa tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập. Viêm ruột thừa là dạng cấp cứu ngoại khoa khi triệu chứng viêm ruột thừa cấp bùng phát sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội, buồn nôn người bệnh cần đi bệnh viện để được khắc phục kịp thời và hầu như các trường hợp đau ruột thừa đều phải can thiệp phẫu thuật.
Bị đau ruột thừa có phải mổ không?
Khi triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa đã chuyển biến thành nặng như đau thượng vị, đau hố chậu, đau vùng bụng dưới, buồn nôn, sốt, tiêu chảy người bệnh cần phải tiến hành cắt bỏ ruột thừa để hạn chế các biến chứng nguy hiểm như áp xe ổ bụng viêm phúc mạc ruột thừa và tử vong. Một số người có mong muốn cắt bỏ ruột thừa vì ruột thừa không đảm nhiệm chức năng gì trong cơ thể và để tránh tình trạng viêm nhiễm cơ quan này.
Tuy nhiên trong tùy trường hợp ruột thừa bị vỡ, bác sĩ cần chọc hút dịch mủ, chỉ định kháng sinh để kiểm soát, nếu gây nhiễm trùng phúc mạc và áp xe ổ bụng thì phẫu thuật sẽ không thực hiện được.
Viêm ruột thừa có nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc chẩn đoán cần phải thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa ngoại có kinh nghiệm với các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
– Việc chẩn đoán đau ruột thừa dựa vào:
- Thăm khám lâm sàng: thăm khám bụng, khai thác bệnh sử kỹ lưỡng là điều kiện cần thiết cho chẩn đoán xác định.
- Xét nghiệm máu: giúp hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị và đánh giá tình trạng viêm và nhiễm trùng
- Chẩn đoán hình ảnh: Bệnh nhân có thể chụp X-quang, chụp CT scan ổ bụng để giúp hỗ trợ chẩn đoán, siêu âm hay xác định viêm ruột thừa phân biệt với các nguyên nhân bị viêm khác không phải là do viêm ruột thừa.
Hiện nay, có nhiều phương pháp phổ biến để điều trị viêm ruột thừa, đó chính là phẫu thuật cắt bỏ đi phần ruột thừa đã bị viêm. Nếu nhẹ có thể điều trị bằng kháng sinh đơn thuần. Tuy nhiên để điều trị dứt điểm viêm ruột thừa thì mổ vẫn được ưu tiên hơn cả. Phương pháp mổ nội soi phổ biến hang đầu vì có nhiều ưu điểm như bệnh nhân ít đau hơn, hồi phục nhanh hơn, hơn nữa vết mổ rất nhỏ và không để lại sẹo.
Do vậy, bệnh nhân bị vỡ ruột thừa và bị nhiễm trùng bên trong ổ bụng bác sĩ sẽ chỉ định mổ mở vì phương pháp nội soi không còn phù hợp nữa. Mổ mở để an toàn cho bệnh nhân và tăng hiệu quả điều trị.