Hạ đường huyết là một biến chứng khá nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại di chứng não vĩnh viễn và bệnh nhân có thể có thể bị tàn phế suốt đời. Để bạn có thể nhận biết và xử lý hiệu quả, bài viết dưới đây xin chia sẻ những thông tin cần biết về hạ đường huyết.
Vai trò của đường trong máu
Glucose được xem là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Đây cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Tuy nhiên, glucose vừa là thực phẩm cần được tiêu thụ một cách thận trọng. Glucose huyết thấp khi tỷ lệ glucose thấp hơn 0,8g/l và cao khi ở mức 1,2g/l. Trường hợp glucose huyết cao thì sẽ xuất hiện nhiều cơ chế thích nghi như: insulin được sản xuất bởi tuyến tụy, nhằm mục đích giảm tỷ lệ đường trong máu và đường sẽ được tích tụ lại trong gan và cơ bắp dưới dạng glycogen, còn số thừa sẽ bị biến thành mỡ.
Nguyên nhân của tình trạng hạ đường huyết
Theo những chuyên gia sức khỏe của trường Trung cấp Y dược, có nhiều nguyên nhân hạ đường huyết. Trong đó, phổ biến ở người bệnh đái tháo đường tiêm insulin liều cao. Những thuốc điều trị đái tháo đường thuộc nhóm Sulfonylurea là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hạ đường huyết cao hơn.Bên cạnh đó, những người giảm khẩu phần ăn hay lùi giờ ăn, gắng sức cũng có thể bị hạ đường huyết.
Rượu cũng làm ngăn cản quá trình tân tạo đường và làm mất hay lẫn lộn các triệu chứng cảnh báo hạ đường huyết. Các yếu tố thuận lợi của hạ đường huyết: chế độ ăn kiêng quá khắt khe, tuổi cao, bệnh gan và bệnh thận, bệnh nhân không hiểu biết hoặc không được hướng dẫn đầy đủ.
Một số biểu hiện của hạ đường huyết
Biểu hiện chung của tình trạng này là bệnh nhân cảm thấy mệt đột ngột không giải thích được, cảm giác chóng mặt, đau đầu, cảm giác chân tay nặng nề, yếu lo âu. Kèm với đó là cảm giác đói cồn cào, nóng rát vùng dạ dày.
Những người hạ đường huyết có biểu hiện da xanh tái; vã mồ hôi, run tay; hồi hộp đánh trống ngực; lo âu hốt hoảng mất bình tĩnh. Cũng có thể có một số dấu hiệu khác là nhịp tim nhanh, cảm giác nặng ngực vùng tim, có thể có cơn đau thắt ngực.
Trường hợp hạ đường huyết nhẹ bệnh nhân tỉnh táo, có biểu hiện nhịp tim nhanh, run tay, đánh trống ngực, vã mồ hôi. Nếu ở mức trung bình có biểu hiện thần kinh như giảm độ tập trung, lơ mơ. Tình trạng nặng có thể dẫn đến co giật, mất ý thức, hôn mê.
Bị hạ đường huyết xử lý như thế nào?
Hạ đường huyết là một cấp cứu nội khoa, cần được xử lý nhanh ngay khi mới thấy nghi ngờ. Nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh mạn tính, đang điều trị thuốc đái tháo đường. Theo những tin tức tư vấn sức khỏe, khi bắt đầu có dấu hiệu hạ đường huyế nhẹ như mệt lả, buồn ngủ, chóng mặt, vã mồ hôi, đói bụng, co thắt thượng vị cần uống nước đường, sữa có đường… cho đến khi cảm giác khỏe. Bạn cũng có thể ngậm 3 viên kẹo ngọt, đợi sau 5 phút, nếu vẫn chưa đỡ thì có thể uống nước đường lần nữa.
Tránh hạ đường huyết như thế nào?
Để phòng tránh hạ đường huyết, bạn không nên nhịn đói, hay để cơ thể bị đói quá lâu, không nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức.
Đặc biệt, không được bỏ bữa sáng, nhất là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu. Cần có ăn uống điều độ, đúng giờ, không uống rượu, nhấy là vào lúc bụng đói.Bạn nên ăn nhẹ hay uống một ly sữa trước khi tập thể thao.
Với những người mắc bệnh mãn tính cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Những bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý không nên tự ý dùng insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, cần thường xuyên kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.